Tin tức 2023-07-12 11:02:09 1. Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Quan Thế Âm Bồ Tát (tiếng Phạn: Avalokitesvara Bodhisattva) là một vị Bồ Tát thể hiện lòng từ bi của tất cả chư Phật. Ngài là một trong những vị Bồ Tát được tôn kính rộng rãi trong Phật Giáo Đại Thừa. Vì Ngài là vị Bồ Tát chỉ được ghi chép theo kinh sách nhờ sự quan sát nhìn nhận của Phật Thích Ca nên Ngài không có thực trong lịch sử tiến hóa. Nhưng hạnh nguyện của Ngài chính là cứu khổ cứu nạn, ở đâu có sự đau khổ, có sự than khóc của chúng sinh là ở đó có Ngài hiện diện. Tùy vào loại chúng sanh mà Ngài hóa thân thích hợp để cứu độ. Đa số hóa thân của Quan Thế Âm Bồ tát là nữ giới nên người đời gọi Ngài là Phật Bà, hay mẹ Quan Thế Âm. Biểu tượng của Ngài đa số được hình tượng hóa những hóa thân của Ngài như: Quán Âm Hài Nhi, Quán Âm Tử Trúc, Quán Âm Nam Hải. Hoặc hình tượng của Ngài theo ghi chép của kinh theo phái Mật Tông: Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quan Âm Mã Đầu, Quan Âm Cửu Diện,…. và hình tượng mà chúng ta được nhìn thấy nhiều nhất đó là Quan Âm thanh tịnh tay cầm bình thủy có cành dương liễu. Mặc dù trong kinh sách về A Di Đà có nói rằng người sanh ở cõi cực lạc không về có thân tướng nam hay nữ, nhưng vì Quan Thế Âm Bồ tát có hạnh nguyện từ bi, cứu giúp tất thảy chúng sinh mà không cần biết họ là ai nên được chúng sinh xem như là hiện thân của một người mẹ của chúng sinh. Từ đó mới có hình tượng Quan Thế Âm Bồ tát là người nữ. 2. Ý nghĩa tên gọi Quan Thế Âm Bồ Tát Tên của các Đức Bồ Tát thường ứng theo hạnh nguyện, công đức của các Ngài. Như Bồ Tát Quán Thế Âm có danh hiệu là “Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát” vì Ngài thường “nghe” nỗi khổ của chúng sinh rồi đến cứu. “Quan” hay “Quán” cũng vậy, nghĩa là quán sát, lắng nghe; “Thế Âm” là âm thanh của thế gian chúng ta; “Tầm Thanh” là tìm âm thanh để cứu khổ, cứu nạn và linh cảm. Quan Âm Bồ Tát dùng nhĩ căn để “nghe” nhưng nhĩ căn của Ngài nghe được những âm thanh rất đặc biệt. Ngài nghe hết cả bên ngoài, nghe cả “vào trong”. Ngài còn nghe tất cả các loại âm thanh, ai kêu khổ, ai cần cứu khổ, cứu nạn thì Ngài sẽ đến. Thế nhưng, có những lúc chúng ta gặp nạn rất khổ, chúng ta cầu Ngài mà không thấy Ngài vì chúng ta chưa linh cảm ứng. Danh hiệu của Ngài là “Nam mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.” “Linh” tức là liên kết, nối kết. Chúng ta chưa kết nối, chưa linh cảm được Ngài là vì chúng ta chưa có công đức, chưa chân thật tu tập. Bởi vậy, để cảm ứng được với Phật, với Bồ Tát, chúng ta phải chân thật tu tập. 3. Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát là ngày nào? 3 ngày vía tương ứng với 3 dấu mốc quan trọng của Đức Quan Âm mà chúng ta cần phải nhớ, cung kính đảnh lễ Ngài và nguyện nương theo Ngài để phát khởi tâm từ, dứt bỏ các việc ác, nguyện làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch để mang hương thơm đức hạnh dâng tỏa cho đời, đó là các ngày: – 19/02 âm lịch: Ngày vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đản sinh – 19/6 âm lịch: Ngày vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thành đạo – 19/9 âm lịch: Ngày vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát xuất gia. 4. Thờ Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm có ý nghĩa gì? Trong văn hoá Phật giáo Việt Nam đức phật Quan Thế Âm Bồ Tát được miêu tả dưới dạng nữ nhân với lòng từ bi, phúc hậu. Đức Phật cũng hiện thân qua nhiều hình ảnh khi cứu chúng sinh, đặc biệt trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và yêu quái. Phật Quan Thế Âm bồ tát luôn xuất hiện với hình tượng mang trên vai bình thanh tịnh có cành liễu. Trong bình thanh tịnh chứa nước cam lồ, nước cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi. Nước được rưới tới đâu là chan đầy tình thương tới ấy, như tươi mát dịu mọi khổ đau của loài sanh. Đặc điểm của nước cam lồ là có ngọt và mặn. Bình thanh tịnh là giới đức. Như Phật tử giữ năm giới là vì giữ giới nên tâm thanh tịnh. Người không giữ giới không chắc có tình yêu thương chân chính hoặc lòng từ bi. Còn cành dương liễu cứng làm gì? Cành dương liễu yếu mềm và mạnh rất hay gãy, gió chiều nào nó lắc lư theo chiều đấy chứ không gãy. Nếu cành cây to gặp gió lớn nó cũng gãy. Còn cành dương liễu biểu trưng cho đức nhẫn nhục. Muốn trái tim từ bi ban ra giúp chúng sanh được bình an mà lại thiếu đức nhẫn nhục tức là lòng từ bi không đạt đến. Với ý nghĩa như vậy, Phật bà Quan Âm bồ tát dùng cành dương liễu tưới nước cam lồ là biểu trưng về lòng nhẫn nhục nhu tuyến. Nếu thiếu cành dương liễu sẽ không tưới nước cam lồ tốt. Chính nếu có lòng từ bi mà còn thiếu sự nhẫn nhục tức là lòng từ bi không lâu bền, không đem được hạnh phúc tới chúng sinh. Chính bởi vậy nên đức nhẫn lại cùng lòng từ bi phải đi với nhau, thiếu một đức nào đức đó không đạt hết. Thờ Phật bà Quan Âm thành tâm với mong muốn cầu sự may mắn, sức khoẻ cho gia đình. Phật Bà Quan Âm với lòng từ bi bác ái sẽ che chở cho gia chủ và mọi thành viên trong gia đình khỏi những tai nạn, xui xẻo, mọi việc thuận lợi và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Hình ảnh Phật Quan Âm với gương mặt nhân từ, hiền hậu còn giúp nhắc nhở con người luôn phải có nhân cách tốt đẹp, hướng tới điều thiện và sống từ bi hơn. Việc thờ Quan thế âm bồ tát tại nhà cũng một phần thể hiện nét đẹp trong văn hoá dân tộc và phục vụ đời sống tâm linh của con người Việt. 5. Nên chọn tượng Phật Quan Âm ở đâu để thờ cúng? Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát đẹp là yêu tố cần thiết đối với tính chất tôn nghiêm, thiêng liêng của bàn thờ Phật Quan Âm. Chọn mua một tượng Phật đẹp sẽ chứng tỏ sự trang nghiêm, kính trọng của gia đình đến Phật mẹ. Vì thế, tìm mua tượng Phật Quan Âm là việc làm hệ trọng, cần được quan tâm. Tránh việc mua tượng quá nhiều và mua tượng Phật không rõ ràng nguồn gốc. Gây hại đối với việc thờ cúng Phật Quan Âm trong gia đình. Tượng Phật Quan Âm được bán trên thị trường ngày nay với quá nhiều kiểu dáng, mẫu mã, nguồn gốc khác nhau. Vì thế, nhiều người đang cảm thấy vân phân, bất an khi tìm mua tượng Phật Quan Âm để thờ cúng. Từ khoá: tin tức