Tượng Phật Tứ Diện Bằng Đồng Nhỏ
Tượng Phật Tứ Diện Bằng Đồng Nhỏ
Tượng Phật Tứ Diện Bằng Đồng Nhỏ

Tượng Phật Tứ Diện Bằng Đồng Nhỏ

Được bán bởi: Đồ Thờ Hiên Lượng
0/5 (0 đánh giá)
700,000 đ 700,000 đ
Thương hiệu: Đồ thờ Hiên Lượng
Màu sắc/loại:
Số lượng:
Tùy chọn giao hàng
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Thành phố Hà Nội
  • Tỉnh Hà Giang
  • Tỉnh Cao Bằng
  • Tỉnh Bắc Kạn
  • Tỉnh Tuyên Quang
  • Tỉnh Lào Cai
  • Tỉnh Điện Biên
  • Tỉnh Lai Châu
  • Tỉnh Sơn La
  • Tỉnh Yên Bái
  • Tỉnh Hoà Bình
  • Tỉnh Thái Nguyên
  • Tỉnh Lạng Sơn
  • Tỉnh Quảng Ninh
  • Tỉnh Bắc Giang
  • Tỉnh Phú Thọ
  • Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tỉnh Bắc Ninh
  • Tỉnh Hải Dương
  • Thành phố Hải Phòng
  • Tỉnh Hưng Yên
  • Tỉnh Thái Bình
  • Tỉnh Hà Nam
  • Tỉnh Nam Định
  • Tỉnh Ninh Bình
  • Tỉnh Thanh Hóa
  • Tỉnh Nghệ An
  • Tỉnh Hà Tĩnh
  • Tỉnh Quảng Bình
  • Tỉnh Quảng Trị
  • Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Thành phố Đà Nẵng
  • Tỉnh Quảng Nam
  • Tỉnh Quảng Ngãi
  • Tỉnh Bình Định
  • Tỉnh Phú Yên
  • Tỉnh Khánh Hòa
  • Tỉnh Ninh Thuận
  • Tỉnh Bình Thuận
  • Tỉnh Kon Tum
  • Tỉnh Gia Lai
  • Tỉnh Đắk Lắk
  • Tỉnh Đắk Nông
  • Tỉnh Lâm Đồng
  • Tỉnh Bình Phước
  • Tỉnh Tây Ninh
  • Tỉnh Bình Dương
  • Tỉnh Đồng Nai
  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tỉnh Long An
  • Tỉnh Tiền Giang
  • Tỉnh Bến Tre
  • Tỉnh Trà Vinh
  • Tỉnh Vĩnh Long
  • Tỉnh Đồng Tháp
  • Tỉnh An Giang
  • Tỉnh Kiên Giang
  • Thành phố Cần Thơ
  • Tỉnh Hậu Giang
  • Tỉnh Sóc Trăng
  • Tỉnh Bạc Liêu
  • Tỉnh Cà Mau
    Vận chuyển
    Thanh toán khi nhận hàng hoặc online
    MÔ TẢ SẢN PHẨM

    Tượng phật Tứ Diện Bằng Đồng

    Chuyên hàng cao cấp, chất lượng

    Chất Liệu: Đồng 100%

    Bảo Hành: Trọn Đời

    – Đúc hoàn toàn thủ công bằng đồng cao cấp

    – Chất lượng hàng đầu, Không han gỉ, bong tróc, oxi hóa

    – Hoa văn chạm tay tỉ mỉ, tinh xảo từng chi tiết nhỏ

    Truyền thuyết Tứ Diện Phật trong tín ngưỡng Thái Lan
    Đối với những tín đồ Phật giáo, chắc hẳn có nghe đến Tứ Diện Phật (Phật Bốn Mặt) với Bốn Mặt đó tượng trưng cho bốn phẩm chất quý báu của Phật Giáo là Từ – Bi – Hỷ – Xả. Không những thế, Tứ Diện Phật còn là 1 hình tượng phật giáo được ngày Thái Lan hết sức tôn sùng. Vậy Tứ Diện Phật là ai?

    Du khách đến Thái Lan không chỉ mua sắm, nghỉ dưỡng mà Thái Lan còn nổi tiếng là “xứ sở chùa Vàng” và đặc biệt được biết đến với sự linh thiêng của tượng Phật bốn mặt đặt tại trung tâm thủ đô Bangkok. Mọi người ngạc nhiên vì không biết vị phật có 4 mặt ngay ở giữa trung tâm thủ đô này ai ? Trong phật giáo có vị phật này chăng ?

    Tứ Diện Phật là ai ?
    Theo truyền thuyết xa xưa, Tứ Diện Phật hay Phật Bốn Mặt là hình tượng được lấy từ 1 vị thần có tên là Brahma (Sanskrit: ब्रह्मा, IAST: Brahmā, tiếng Trung: 梵天 / Đại Phạm Thiên) là một vị thần trong đạo Hindu (Nam thần deva), thần của sự sáng tạo và là một trong 3 vị thần Trimūrti, hai thần còn lại là Vishnu và Shiva. Theo Brahmā Purāņa, ông là cha của Manu, con người đầu tiên và từ đó loài người được sinh ra. Trong Rāmāyaņa và Mahābhārata, ông thường được xem là đấng sáng tạo và sinh ra loài người. Tránh nhần lẫn Brahma với khái niệm về “Hiện thực siêu việt bất biến” của đạo Hindu trong Vedānta được gọi là Brahman. Trong truyền thuyết Hindu, người sáng tạo ra kinh Vệ Đà (Vedas) chính là Brahma. Vợ của Brahmā là nữ thần Saraswati. Saraswati còn được biết với một số tên khác như Sāvitri và Gāyatri, cũng như mang nhiều hiện thân khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Brahmā thường được đồng nhất với Prajāpati, Thần của Vedic. Còn Saraswati hay Vaac Devi (Nữ thần của Ngôn ngữ), Brahma còn được biết đến như là “Vaagish,” có nghĩa là “Chúa tể của Ngôn ngữ và Âm thanh.” (Nguồn: Wikipedia)

    Theo như Kinh Purāņa, Brahmā tự sinh ra chính mình từ một bông hoa sen. Một số truyền thuyết khác nói rằng, Brahmā được sinh ra từ dưới nước, hay từ một hạt giống mà sau này biến thành một quả trứng bằng vàng. Từ quả trứng vàng này, Brahmā, vị thần của sự sáng tạo được sinh ra, theo như Hiranyagarbha. Những phần còn lại của quả trứng bị vỡ ra trở thành Brahmānḍa hay Vũ trụ. Vì được sinh ra từ trong nước, Brahmā cũng được gọi là Kanja (sinh từ trong nước).

    Tứ Diện Phật tượng trưng cho 4 phẩm chất quý báu của mỗi con người đó là từ, bi, hỷ, xả và là biểu tượng linh thiêng được người dân Thái Lan thờ phụng. Theo truyền thuyết, Đại Phạm Thiên tức là Đại Thiên Thần Hộ Trì Chính Pháp có 4 đại đức quý đó là “từ bi, nhân ái, bác ái là công chính”. Phạm Thiên chính là vị thần đã tạo ra vũ trụ, ngài là cha của các vị thần trong đó có cả loài người.

    Tứ Diện Phật có 4 khuôn mặt quay ra 4 hướng với đầy đủ tai, mũi miệng, tượng có 8 cánh tay, tám bàn tay và mỗi tay cầm một loại pháp khí riêng biệt. 8 loại pháp khí đó là: lệnh kì biểu hiện cho vạn năng pháp lực, cầm Pháp Loa biểu hiện cho sự ban phúc, cầm Phật Kinh biểu hiện cho trí tuệ, cầm Quyền trượng biểu hiện cho Thành tựu tối thượng, cầm Minh Luân biểu hiện cho thiêu hủy phiền não, cầm bình nước biểu hiện cho cầu tất ứng, cầm Niệm Châu biểu hiện cho Luân Hồi. Tay còn lại của Tứ diện Phật bắt ấn tước ngực biểu hiện cho sự che chở.

    Những truyền thuyết về sự linh thiêng của Tứ Diện Phật trong dân gian Thái Lan
    Từ lúc hình thành cho đến nay, tượng Phật Bốn Mặt luôn ẩn chứa những câu chuyện tâm linh chưa lý giải được. Vào khoảng những năm 1950, một trong những dự án hoành tráng lúc bấy giờ tại Bangkok là khách sạn Erawan, quá trình thi công gặp nhiều khó khăn. Chính phủ Thái Lan mới cho xây dựng Tứ Diện Phật đặt tại góc đường nơi tòa nhà đang thi công với hy vọng mọi điều xấu tiêu tan. Từ đó, khách sạn Erawan được thi công suôn sẻ hoàn thành. Kể từ đó, người dân Thái Lan cũng như du khách nước ngoài truyền tai nhau về giai thoại này và thường xuyên lui tới cầu xin tượng Phật bốn mặt để được toại nguyện mọi mong muốn.

    Lòng tin vào Tứ Diện Phật của người dân Thái Lan ngày càng được củng cố, bởi kể cả trong một vụ nổ bom nhắm thẳng vào đền Erawan thì tượng Phật bốn mặt vẫn linh thiêng tại nơi tọa lạc. Sự việc xảy ra vào tối thứ hai (17-8-2015) tại trung tâm thủ đô Băng Cốc có ít nhất 20 người tử vong và 125 người bị thương. Thủ phạm là một người đàn ông đã đặt một balo chứa bom sát đền thờ Phật, nơi có hàng trăm lượt khách du lịch khắp nơi đổ về. Với sức công phá cao làm thiệt hại về người, tan hoang cảnh vật ở đó nhưng tượng Phật không hề vỡ nát mà chỉ sứt mẻ ít ở phần cằm của tượng. Chính điều đó lại làm cho người dân nơi đây cũng như du khách đến viếng thêm niềm tin vào sự linh thiêng của Phật bốn mặt.

    Không những thế, dần dần ai cũng tin rằng Tứ Diện Phật mang lại sự bình an. Bởi lẽ đã có rất nhiều điều kỳ lạ xoay quanh tượng Phật Bốn Mặt mà những người khi được nghe kể sẽ không khỏi ngạc nhiên. Một trong những câu chuyện đó là sự thoát chết của một em bé trong tại nạn máy bay Tupolev Tu – 134 rơi tại Phnom Penh vào 3-9-1997. Hầu như không một ai còn sống sót trên chiếc máy bay ấy nhưng duy chỉ có một em bé vẫn còn sống và không bị thương tích gì. Sau đó người ta phát hiện trên cổ em có đeo một sợi dây chuyền hộ thân hình tượng Phật bốn mặt.

    Một câu chuyện kỳ lạ khác cũng xảy ra vào ngày 26-12-2014 tại đảo Phuket. Nơi này được biết đến như một địa điểm thơ mộng tại Thái Lan. Thế mà nó chẳng may phải hứng chịu một cơn địa chấn sóng thần dữ dội khiến hơn 3000 người người thiệt mang và bị thương khoảng 4500 người. Hầu như tất cả nhà cửa đều bị cuốn trôi hoàn toàn bởi đợt càn quét kinh khủng ấy. Tuy nhiên vẫn có một đứa bé – con của một nhân viên tòa đại sứ Tây Ban Nha may mắn thoát chết. Khi sóng thần cuốn phăng mọi thứ thì đứa bé bị hất văng lên ngọn dừa và sống sót. Điều kỳ lạ là trên cổ đứa bé cũng có một sợi dây chuyền hộ thân hình tượng Phật bốn mặt, tương tự như em bé trong vụ rớt máy bay tại Phnom Penh.

    Hình tượng Tứ Diện Phật trong tín ngưỡng của người Việt Nam
    Trở lại với niềm tin của người dân Việt Nam đối với tượng Phật bốn mặt. Xoay quanh Tứ Diện Phật không chỉ có những giai thoại trên mà ngay chính cả những người Việt khi sang Thái cũng mang theo một niềm tin đối với tượng Phật này. Hằng năm, có rất nhiều người dân nước ta sang thủ đô Bangkok để chỉ đến đền Erawan xin cầu một năm làm ăn phát đạt, gia đạo êm ấm. Bên cạnh đó, đội tuyển muay Việt Nam thi đấu giải Cúp thế giới cũng có mặt tại Băng Cốc đã may mắn thoát chết trong vụ nổ bom ngày 17-8-2015. Một số thành viên trong đoàn dự thi vẫn chưa hết bàng hoàng trước những gì đã chứng kiến về vụ khủng bố trên, bởi khu vực nổ bom rất gần với địa điểm thi đấu của họ. Theo những gì họ kể thì trước ngày xảy ra vụ nổ, đoàn Việt Nam đã đến cầu nguyện tại tượng Phật bốn mặt và có ý định sẽ quay lại đây sau khi thi đấu xong. Thế nhưng, vào chiều 17-8, khi quyết định quay lại đền Erawan thì những thành viên trong đoàn đã “may mắn”  không vào đền ngay mà đi tham quan, mua sắm ở nơi khác vì thời điểm đó du khách đến viếng Phật rất đông. Họ đã thoát chết “may mắn” và “kỳ lạ” trong khi chính thời điểm đó quả bom khủng bố đã được đặt tại đền.

    Cứ thế, không ít người dân Việt Nam tin rằng tượng Phật bốn mặt sẽ mang lại sự yên bình, may mắn, thịnh vượng tại những vùng đất có sự hiện diện của Tứ Diện Phật.

    Địa chỉ đền Tứ Diện Phật ở Thái Lan ?
    Đền Erawan là một đền thờ Hindu nổi tiếng nằm giữa ngã ba sầm uất tại trung tâm thủ đô Bangkok – Thái Lan được bao bọc bởi Centro World – Platinum – Big C. Đền Erawan còn được gọi là đền thần Tao Mahaprom và được người Việt gọi là Đền thờ Phật Bốn Mặt. Đây là nơi mà hầu như người Việt nào sang Bangkok cũng phải đặt chân đến nơi được mệnh danh là linh thiêng nhất Thái Lan – cầu được ước thấy.

    Đền Erawan được đặt tọa lạc tại quận Pathum Wan – Bangkok, nếu du khách đến du lịch Thái Thái nhưng trong chương trình tour không có điểm đến ngôi đền linh thiêng này du khách có thể hỏi bất kì một người dân nào trong Thành phố về Erawan họ sẽ chỉ đường cho du khách. Nếu ở khá xa, du khách có thể di chuyển bằng taxi hoặc đi xe tuktuk đến giao lộ đường Rajadamri và Phloenchit hoặc đi tàu điện trên không Skytrain đến Ga Chitlom và đi bộ đến đền. Đến thăm đền Erawan bạn sẽ thấy hàng ngàn du khách đủ mọi quốc tịch, mọi tôn giáo cùng đến đây và đều thắp hương cúi lạy trước Phật Bốn Mặt. Bên cạnh đền người ta tổ chức múa một số điệu truyền thống của Thái, du khách sẽ để tiền công đức tại đây và tất cả số tiền này sẽ được làm từ thiện.


    Đánh giá
    0/5.0
    0 Đánh giá
    0
    0
    0
    0
    0
    Nhận xét về sản phẩm