Đăng nhập để nhận nhiều ưu đãi hơn
Bạn chưa có sản phẩm yêu thích nào
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Bộ Chuông Mõ Huế Bằng Đồng Số 4- Bộ Chuông Mõ Tụng Kinh
Kích Thước: Đường kính 13.5cm
Âm thanh hay, độ bền cao.
Chất liệu: Đồng vàng
Chuyên hàng cao cấp, chất lượng
Bảo Hành: 20 năm
Mục Đích Sử Dụng: Cung Tiến Vào Đình Chùa, Đền Thờ Họ,…
– Đúc hoàn toàn thủ công bằng đồng cao cấp
– Chất lượng hàng đầu, Không han gỉ, bong tróc, oxi hóa
– Hoa văn chạm tay tỉ mỉ, tinh xảo từng chi tiết nhỏChuông đồng, mõ gỗ
Bộ sản phẩm gồm: 1 chuông + 1 đế vải để chuông + 1 tay đánh chuông + 1 mõ + 1 đế vải để mõ + 1 tay đánh mõ
Tặng kèm 1 dùi đánh mõ và 1 dùi đánh chuông bằng gỗ. Trong khi tụng niệm, tiếng mõ có tác dụng duy trì sự nhịp nhàng đều đặn, không lộn xộn đồng thời tạo ra cảm giác hân hoan, phấn chấn, và nhờ đó, người tụng niệm khỏi bị rối trí loạn tâm, chuyên nhất vào tiếng kệ lời kinh. Ngoài ra, tiếng mõ nhằm cảnh tỉnh tâm trí những người tham gia tụng niệm khỏi bị buồn ngủ, dã dượi, và cũng chính vì ý này mà quai mõ, thân mõ thường chạm trổ hình cá, loài không bao giờ nhắm mắt ngủ để biểu thị cho sự luôn luôn tỉnh thức.
Ý NGHĨA NGHI THỨC CHUÔNG MÕ Dẫn nhập: Tụng kinh là đọc lại lời Phật đã dạy với một tiết tấu riêng qua đó giúp ta hiểu ý nghĩa của lời dạy mà thực hành cho đúng, tụng kinh cũng giúp cho việc lưu truyền những lời dạy này trong không gian và thời gian và nhờ đó chúng ta tạo được quả lành. Tụng kinh cũng là pháp môn tu để cho tam nghiệp (thân, khẩu, ý) được thanh tịnh. Việc tụng kinh thường kèm theo 2 pháp khí quan trọng là Chuông và Mõ. Chuông Mõ có mục đích giúp những người tham dự hành lễ, tụng kinh được nhịp nhàng tạo nên không khí chí thành, trang nghiêm.
Ý nghĩa: Ở trong chùa, Chuông luôn luôn để bên tay trái của tượng Phật hay Bồ Tát, Mõ bên tay phải. (cũng nên lưu ý rằng khi nói nam tả nữ hữu là nói đến tả hữu của người ở phía trên, của người điều khiển, hay đơn giản là từ trong nhìn ra) Tiếng chuông là những hiệu lệnh cần thiết để buổi lễ diễn ra nhịp nhàng đúng với trình tự buổi lễ, giúp mọi người tham dự lễ được hòa hợp, thanh tịnh và hướng đến nhất tâm. Vì vậy nguời thỉnh chuông còn có tên gọi là Duy Na, nghĩa là người điều hành buổi lễ theo đúng với ý hướng của vị chủ lễ. Tiếng mõ có tác dụng duy trì sự nhịp nhàng đều đặn, không lộn xộn đồng thời tạo ra cảm giác hân hoan, phấn chấn, giúp cho việc tụng niệm được hòa hợp, hân hoan và người tụng niệm khỏi bị rối trí loạn tâm, chuyên nhất vào tiếng kệ lời kinh. Do đó người đánh mõ gọi là Duyệt Chúng, nghĩa là làm cho đại chúng vui vẻ. Ngoài ra, tiếng mõ nhằm cảnh tỉnh tâm trí những người tham gia tụng niệm khỏi bị buồn ngủ, dã dượi, và đó là lý do vì sao quai mõ, thân mõ thường được chạm trổ hình con cá để biểu thị cho sự tỉnh thức, vì cá được coi như loài không bao giờ nhắm mắt ngủ.
Nghi thức chuông mõ: Sau khi bàn Phật đã chuẩn bị xong về nhang, đèn, hoa quả, người thỉnh chuông sẽ thỉnh 6 tiếng chuông, có nghĩa là giữ cho sáu căn thanh tịnh để tụng kinh. Vị chủ lễ niêm hương lễ bái theo nghi thức Mỗi lần vị chủ lễ xá, thỉnh một tiếng chuông, khi vị chủ lễ lạy xuống, thỉnh một tiếng chuông và khi trán vị chủ lễ chạm nền chánh điện thì dập chuông (dùng dùi gõ vào vành chuông rồi giữ dùi chuông lại trên vành chuông để âm thanh của chuông không vang ra). Khi nghe dập chuông thì vị chủ lễ cũng như mọi người tham dự cùng đứng lên. Nên hướng dẫn việc này, tránh tình trạng người đứng trước người đứng sau không được trang nghiêm.
Khi chuông và mõ nhập nhau ở tiếng mõ cuối cùng thì bắt đầu tụng kinh. Tiếng mõ đầu tiên sẽ rơi vào tiếng tụng thứ hai rồi đánh đều tay, thong thả, chỉ khi tụng các thần chú thì mới đánh nhanh và khi đến chữ thứ ba cuối bài tụng/thần chú thì dừng một nhịp rồi gõ dồn 2 nhịp ở chữ gần cuối và tiếng mõ cuối cùng chấm dứt ở chữ cuối cùng. Tiếng chuông được đánh khi có danh hiệu Phật, Bồ tát và những chỗ quy định trong một bài kinh. Thường tiếng chuông cũng sẽ báo hiệu cho đại chúng biết bài kinh/thần chú sắp chấm dứt bằng cách đánh cán dùi vào chuông 2, 3 tiếng trước khi đánh tiếng chuông dứt bài. Người thỉnh chuông còn có nhiệm vụ điều tiết buổi lễ khi tiếng mõ và lời tụng không được nhịp nhàng, lúc này người thỉnh chuông sẽ trở dùi chuông gõ nhẹ vào chuông thay cho tiếng mõ cho đến khi tiếng mõ và lời tụng ăn khớp nhau theo nhịp của chủ lễ. Khi chấm dứt buổi lễ, người đánh chuông sẽ thỉnh 1 hồi và 3 tiếng rời sau cùng, tượng trưng cho sự gìn giữ tam nghiệp luôn được thanh tịnh.
Ý nghĩa của nghi thức chuông mõ: – 3 tiếng chuông đầu tiên là để nhắc nhở chúng ta cần diệt tam độc Tham Sân Si để chứng ngộ tam đức là Pháp thân, Bát nhã và Giải thoát. – 7 tiếng mõ có ngụ ý cần tiêu trừ bảy chi phần tội lỗi là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói thêu dệt, nói 2 lời và nói lời hung dữ để chứng được bảy chi phần giác ngộ là trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định và xã. – 3 tiếng chuông rời nhắc nhở tu tam học Giới Định Tuệ – 3 tiếng mõ rời nhắc cho ta tu tập chứng ba cảnh giới Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát. – 4 tiếng mõ sau cùng ý khuyên người tu hãy tiêu trừ tứ tướng là tướng Người, tướng Ta, tướng Chúng sanh và tướng Thọ giả mà đạt đến tứ trí là Thành sở tác trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tánh trí và Đại viên cảnh trí.
50,000 đ
60,000 đ
35,000 đ
15,000 đ
25,000 đ
20,000 đ
70,000 đ
165,000 đ
75,000 đ
104,000 đ
144,000 đ
90,000 đ
280,000 đ
105,000 đ
139,000 đ
250,000 đ
89,000 đ
Chúng tôi sẽ thông báo khi nhận xét của bạn được duyệt. Nhận xét của bạn giúp mọi người có trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
Vui lòng cung cấp email đăng nhập để lấy lại mật khẩu.
Tạo tài khoản để theo dõi đơn hàng, lưu danh sách sản phẩm yêu thích, nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Bạn đồng ý thực hiện mọi giao dịch mua bán theo điều kiện sử dụng và chính sách của Sen Bụt.
Bạn chưa có sản phẩm yêu thích nào.
Đăng nhập để nhận nhiều ưu đãi hơn.