Long Mã Bằng Đồng Phong Thủy

Long Mã Bằng Đồng Phong Thủy

Được bán bởi: Đồ Thờ Hiên Lượng
0/5 (0 đánh giá)
2,500,000 đ 3,000,000 đ
Thương hiệu: Đồ Thờ Hiên Lượng
Màu sắc/loại:
Số lượng:
Tùy chọn giao hàng
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Thành phố Hà Nội
  • Tỉnh Hà Giang
  • Tỉnh Cao Bằng
  • Tỉnh Bắc Kạn
  • Tỉnh Tuyên Quang
  • Tỉnh Lào Cai
  • Tỉnh Điện Biên
  • Tỉnh Lai Châu
  • Tỉnh Sơn La
  • Tỉnh Yên Bái
  • Tỉnh Hoà Bình
  • Tỉnh Thái Nguyên
  • Tỉnh Lạng Sơn
  • Tỉnh Quảng Ninh
  • Tỉnh Bắc Giang
  • Tỉnh Phú Thọ
  • Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tỉnh Bắc Ninh
  • Tỉnh Hải Dương
  • Thành phố Hải Phòng
  • Tỉnh Hưng Yên
  • Tỉnh Thái Bình
  • Tỉnh Hà Nam
  • Tỉnh Nam Định
  • Tỉnh Ninh Bình
  • Tỉnh Thanh Hóa
  • Tỉnh Nghệ An
  • Tỉnh Hà Tĩnh
  • Tỉnh Quảng Bình
  • Tỉnh Quảng Trị
  • Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Thành phố Đà Nẵng
  • Tỉnh Quảng Nam
  • Tỉnh Quảng Ngãi
  • Tỉnh Bình Định
  • Tỉnh Phú Yên
  • Tỉnh Khánh Hòa
  • Tỉnh Ninh Thuận
  • Tỉnh Bình Thuận
  • Tỉnh Kon Tum
  • Tỉnh Gia Lai
  • Tỉnh Đắk Lắk
  • Tỉnh Đắk Nông
  • Tỉnh Lâm Đồng
  • Tỉnh Bình Phước
  • Tỉnh Tây Ninh
  • Tỉnh Bình Dương
  • Tỉnh Đồng Nai
  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tỉnh Long An
  • Tỉnh Tiền Giang
  • Tỉnh Bến Tre
  • Tỉnh Trà Vinh
  • Tỉnh Vĩnh Long
  • Tỉnh Đồng Tháp
  • Tỉnh An Giang
  • Tỉnh Kiên Giang
  • Thành phố Cần Thơ
  • Tỉnh Hậu Giang
  • Tỉnh Sóc Trăng
  • Tỉnh Bạc Liêu
  • Tỉnh Cà Mau
    Vận chuyển
    Thanh toán khi nhận hàng hoặc online
    MÔ TẢ SẢN PHẨM

    Kích Thước: DxRxC:20x7x18 cm

    Nặng 2.1 kg/đôi

    Chuyên hàng cao cấp, chất lượng

    Chất Liệu: Đồng Vàng 100%

    Bảo Hành: 20 năm

    Mục Đích Sử Dụng: Cung Tiến Vào Đình Chùa, Đền Thờ Họ,…

    – Đúc hoàn toàn thủ công bằng đồng cao cấp

    – Chất lượng hàng đầu, Không han gỉ, bong tróc, oxi hóa

    – Hoa văn chạm tay tỉ mỉ, tinh xảo từng chi tiết nhỏ
    Long Mã (chữ Hán: 龍馬/Longma) là sinh vật truyền thuyết có hình dáng một con ngựa có cánh với vảy kỳ lân và đầu rồng trong thần thoại Trung Quốc, có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam. Đó là một linh vật kết hợp giữa rồng và ngựa. Long Mã là con vật thiêng trong huyền thoại và gắn liền với truyền thuyết tối cổ của nền văn minh Hoa Hạ. Người Trung Quốc cho rằng nhìn thấy Long Mã xuất hiện báo hiệu những điềm tốt lành như sự ra đời của một minh quân, chân chúa hay hiền triết vì là linh vật biểu tượng cho lòng nhân từ, mỗi khi nó xuất hiện là điềm báo có thánh nhân, minh quân ra đời, đặc biệt là một trong ba vị Tam hoàng Ngũ đế của Trung Hoa. Một biến thể của Long Mã là Bạch Long Mã trong Tây Du Ký, từ lâu Long Mã được Nho giáo xem như là một hình tượng trang trí biểu hiện ước vọng về thái bình, an lạc và phát triển.

    Long Mã là hóa thân của kỳ lân là một linh vật thủ đắc tất cả những phẩm chất tốt đẹp, với sự kết hợp đặc biệt giữa rồng, lân và ngựa, nó được mô tả là có sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, đuôi bò, trán sói, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa, thực chất long mã là sự kết hợp giữa đầu rồng, vảy rồng và thân ngựa, Long Mã được tả là con vật cao 8 thước 5 tấc, xương cổ dài, cánh bên phải nhúng xuống nước mà không ướt, trên có thánh nhân để bức cổ đồ. Ở các nước có bản sắc văn hóa Đông phương như Trung Quốc, Việt Nam, tranh tượng Long mã thường được thực hiện theo mẫu mình ngựa có vẩy rồng, đầu rồng, lưng mang bảng Bát quái Tiên thiên, thế đứng rất uy nghi, phong thái hùng dũng đang tiến về phía trước
    Long mã tiêu biểu đầy đủ các phạm trù Âm Dương, Vũ trụ, sự kết hợp của Tiên thiên-Hậu thiên, và cuộc tiến hóa của vạn vật (ngựa hóa rồng). Từ ngựa chuyển hóa thành long mã là một bước chuyển trong quá trình nhận thức thẩm mỹ, gắn với quan niệm về triết lý, rồng biểu trưng cho sự mạnh mẽ, quyền lực và khí chất cao thượng, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian (nghĩa là tung), được xem là nguyên lý dương. Ngựa không là linh vật nhưng là loài vật hữu ích, có khả năng di chuyển nhanh nhẹn, bền bỉ trên mặt đất theo đường ngang, biểu tượng của sự tài lộc, thành công, sự trung thành, nghĩa khí, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian (nghĩa là hoành), nguyên lý âm. Long mã tượng trưng cho sự uy nghi (tung hoành), sự tiến hóa vạn vật, biểu hiện của một vũ trụ vận động không ngừng, trong nghệ thuật trang trí, hình ảnh long mã luôn gắn liền ước vọng về một thế giới an lạc, thái bình và thịnh vượng

    Từ ý nghĩa của Long Mã, các di tích từ cung điện lăng tẩm cho đến đình miếu dân gian đều có khắc hình Long Mã phù hà đồ. Đồ hình ấy khái quát giai đoạn ban sơ của vũ trụ như vậy là tiếp nối một dòng chảy. Nó song song tồn tại bên cạnh những mô thức trang trí của Lão giáo còn có mô thức của Phật giáo. Long Mã được gửi gắm ước mơ cuộc sống thanh bình và lạc nghiệp. Từ ngựa chuyển hóa thành Long mã là một bước chuyển trong quá trình nhận thức thẩm mỹ, gắn với quan niệm về triết lý, tất cả các di tích từ cung điện lăng tẩm cho đến đình miếu dân gian thường có khắc hình Long Mã phù hà đồ. Đồ hình ấy khái quát giai đoạn ban sơ của vũ trụ như vậy là tiếp nối một dòng chảy, song song tồn tại bên cạnh những mô thức trang trí của Lão giáo còn có mô thức của Phật giáo.

    Long mã là con vật linh thiêng, biểu hiện cho sức mạnh người dân vùng biển muốn vươn lên chế ngự thiên nhiên, làm chủ đời sống, long mã mang dáng dấp ngạo nghễ của rồng đem nước điều hoà cho mặt đất, cây cối, vạn vật, dẹp được phong ba bão táp, lụt lội nhưng lại mang cả sức bền bỉ dẻo dai, nhanh khoẻ của ngựa vượt đường xa dặm thẳm, theo cách nhìn của người xưa, thiên nhiên vùng biển ẩn chứa bí hiểm và tai hoạ. Dân gian hờ con vật đầu rồng mình ngựa sẽ chế ngự được mọi bề trong trời đất, cầu mong con người sẽ có được sức mạnh tổng hợp, bất cứ lúc nào cũng có thể chống chở, chiến thắng sóng to gió lớn, san bằng mọi trở ngại khó khăn[7].

    Ở Việt Nam, long mã thường được thể hiện dưới dạng phù điêu trang trí trên bình phong các nhà thờ tộc, đình, chùa, miếu để tăng sự tôn nghiêm, linh thiêng cho công trình kiến trúc. Hình tượng long mã còn được các nghệ sĩ dân gian mô tả trên các tác phẩm gốm sứ. Đặc biệt, trong số hàng ngàn cổ vật thuộc dòng gốm sứ Chu Đậu đã được tìm thấy, bên cạnh các bức vẽ cảnh sơn thủy, hoa lá, chim, thú, tôm, cá thì long mã xuất hiện dưới hình dạng độc đáo riêng có trên gốm cổ Việt Nam và cũng nằm trong hình tượng bát vật.

    Long mã là một con vật hình tượng nửa thực nửa hư, có đầu rồng, mình ngựa, được cư dân vùng Hà Nam, Quảng Yên luôn coi trọng trong thờ cúng vào các dịp lễ hội, xuân Tết, mừng thọ và tang lễ. Hình tượng Long mã chủ yếu dành ban tặng cho tuổi thọ, đức hạnh con người. Trong Lễ hội Tiên công, và cả đám tang ở Hà Nam, Quảng Yên thì người cao tuổi đạt tuổi thọ tám mươi, chín mươi, một trăm thì người ta cũng có một mâm ngũ quả bày tượng trưng theo hình con Long mã trên hương án sơn son thếp vàng được dành để rước Long Mã. Hình tượng con Long mã thực sự là một nghệ thuật bày hoa quả ngẫu hứng của người Hà Nam-Quảng Yên.

    Long Mã cũng xuất hiện trên các cung môn, miếu môn trong hoàng cung triều Nguyễn và thường đi kèm với các linh vật khác như: rùa, kỳ lân hay chim phượng. Người Huế thường sử dụng kỹ thuật khảm sành sứ và thủy tinh để tạo hình long mã và cũng có những long mã được đắp bằng vôi vữa, hay được vẽ bằng phẩm màu. Nếu sang trọng, cầu kỳ thì đắp nổi và khảm sành sứ, thường thường thì chỉ đắp vôi vữa, hoặc đơn giản hơn chỉ là những nét họa thô mộc bằng bột màu, vôi nước vì Long Mã không chỉ gắn với quan niệm và mong cầu sự an vui, phồn thịnh, mà có khi còn như những tác phẩm nghệ thuật nâng lên giá trị và vẻ đẹp của công trình kiến trúc.

    Ngựa là con vật quen thuộc, có vai trò quan trọng trong cuộc sống thường nhật, cũng như khi trận mạc, chiến tranh, nên ngựa còn mang biểu tượng của sự dũng mãnh, trung thành và tận tụy, ngựa là loài ăn cỏ, sống trên núi, uống nước ở suối, vì thế nó còn là hình ảnh về sự thanh khiết, sang quý, không vướng những tục lụy của đời đó là một trong những lý do người xưa chọn ngựa làm con vật để trang trí khá phổ biến trong nhiều công trình kiến trúc, là mô thức trang trí mang tính biểu tượng như con Long-Mã, hiện diện tại di tích Cố đô Huế. Vào thời Nguyễn, ngựa là một biên chế quan trọng đối với nhiều hoạt động, nhất là phục vụ trực tiếp cho nghi thức của triều đình nên hình ảnh con ngựa đã được chọn đúc trên Huyền đỉnh và Anh Đỉnh, của Bộ Cửu đỉnh đặt trong sân Thế miếu, Đại nội Huế.

    Ở Huế, hình ảnh long mã xuất hiện nhiều nhất là trên các bức bình phong, đó là hình ảnh con long mã lưng mang Hà đồ, chân lướt trên sóng nước, đầu vươn tới các tầng mây. Long Mã còn được trang trí cho một số đồ dùng bằng bạc, gỗ, đồ sứ và trang phục của các quan lại triều Nguyễn. Tại Huế, long mã xuất hiện nhiều nhất trên các bức bình phong, trong đó bức bình phong long mã tại Trường Quốc học được xây dựng vào năm 1896, được xem là bức bình phong nổi tiếng nhất tại Huế khi Trường được xây dựng thì công trình này cũng ra đời như là linh vật trấn giữ, bảo vệ cho sự thịnh vượng, trường tồn. Đặc biệt hình ảnh Long Mã (ngựa hóa rồng) vốn đã gắn liền với logo Festival Huế 2000, Biểu tượng Long Mã được cách điệu từ hình tượng Long Mã tại bình phong trường Quốc Học

    Long Mã xuất hiện trong hoàng cung triều Nguyễn như ở Dục Khánh Môn, Hưng Khánh Môn của Hưng Miếu, Trường An Môn của Trường Sanh Cung, bức bình phong nổi tiếng nhất, lâu đời nhất là bức trước trường Quốc Học Huế được xây dựng vào năm 1896, đời vua Thành Thái. Trong tư thế đang tung vó cưỡi mây nhưng vẫn ngoái đầu trở lại, Long Mã này mang thần thái của sự nhẹ nhàng, linh thiêng nhưng vẫn rất gần gũi với những câu thơ: “Trước gió phất phơ Long hóa Mã/Trên mây lấp loáng Mã thành Long/ Đồ thơ chở nặng nền luân lý/Cảnh vật phô bày cuộc biến thông“. Đây không phải là một con ngựa nòi, một chiến mã mà là con long mã chở Đồ thư tức Hà Đồ, Lạc Thư tạo nên nền văn tự, văn học, văn hóa, văn minh, triết học Á Đông, chồng sách trên lưng tượng trưng cho Đồ Thư, Long Mã chở nền luân lý cương thường


    Đánh giá
    0/5.0
    0 Đánh giá
    0
    0
    0
    0
    0
    Nhận xét về sản phẩm
    SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ