Luận Thành Duy Thức (Tái bản 2021) - Tuệ Sỹ

Luận Thành Duy Thức (Tái bản 2021) - Tuệ Sỹ

Được bán bởi: Sách Huế
0/5 (0 đánh giá)
210,000 đ 220,000 đ
Thương hiệu: Cửu Đức
Số lượng:
Tùy chọn giao hàng
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Thành phố Hà Nội
  • Tỉnh Hà Giang
  • Tỉnh Cao Bằng
  • Tỉnh Bắc Kạn
  • Tỉnh Tuyên Quang
  • Tỉnh Lào Cai
  • Tỉnh Điện Biên
  • Tỉnh Lai Châu
  • Tỉnh Sơn La
  • Tỉnh Yên Bái
  • Tỉnh Hoà Bình
  • Tỉnh Thái Nguyên
  • Tỉnh Lạng Sơn
  • Tỉnh Quảng Ninh
  • Tỉnh Bắc Giang
  • Tỉnh Phú Thọ
  • Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tỉnh Bắc Ninh
  • Tỉnh Hải Dương
  • Thành phố Hải Phòng
  • Tỉnh Hưng Yên
  • Tỉnh Thái Bình
  • Tỉnh Hà Nam
  • Tỉnh Nam Định
  • Tỉnh Ninh Bình
  • Tỉnh Thanh Hóa
  • Tỉnh Nghệ An
  • Tỉnh Hà Tĩnh
  • Tỉnh Quảng Bình
  • Tỉnh Quảng Trị
  • Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Thành phố Đà Nẵng
  • Tỉnh Quảng Nam
  • Tỉnh Quảng Ngãi
  • Tỉnh Bình Định
  • Tỉnh Phú Yên
  • Tỉnh Khánh Hòa
  • Tỉnh Ninh Thuận
  • Tỉnh Bình Thuận
  • Tỉnh Kon Tum
  • Tỉnh Gia Lai
  • Tỉnh Đắk Lắk
  • Tỉnh Đắk Nông
  • Tỉnh Lâm Đồng
  • Tỉnh Bình Phước
  • Tỉnh Tây Ninh
  • Tỉnh Bình Dương
  • Tỉnh Đồng Nai
  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tỉnh Long An
  • Tỉnh Tiền Giang
  • Tỉnh Bến Tre
  • Tỉnh Trà Vinh
  • Tỉnh Vĩnh Long
  • Tỉnh Đồng Tháp
  • Tỉnh An Giang
  • Tỉnh Kiên Giang
  • Thành phố Cần Thơ
  • Tỉnh Hậu Giang
  • Tỉnh Sóc Trăng
  • Tỉnh Bạc Liêu
  • Tỉnh Cà Mau
    Vận chuyển
    Thanh toán khi nhận hàng hoặc online
    MÔ TẢ SẢN PHẨM

    Hán dịch: HUYỀN TRANG
    Việt dịch & chú: Tuệ Sỹ
    Phát hành: Hương Tích
    NXB: Hồng Đức
    Số trang: 724
    Khổ:  13x21cm

     

    Đức Phật hỏi A-nan: Ông lấy cái gì để thấy thân Phật? A-nan đáp: Lấy tâm và mắt. Phật lại hỏi: Tâm và mắt ở đâu? A-nan đáp: Mắt tức phù trần căn gồm bốn đại chủng, nó ở trên mặt. Thức tâm thì ở trong thân. Phật lại hỏi: Nếu thức tâm ở trong thân, tại sao nó không thấy ruột, gan, tim, phổi các thứ? 

    Đoạn dẫn tóm tắt trên mở đầu cho chuỗi bảy lớp gạn hỏi tâm của Phật để khai ngộ A-nan. Đoạn kinh này được đánh giá rất cao trong truyền thống Phật học Trung Quốc và nhiều người do đoạn kinh này mà tìm đến nghiên cứu Phật học. Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm A-tì-đàm, không những các câu trả lời của A-nan có vẻ ngớ ngẩn, mà cả đến những câu hỏi được cho là nêu lên bởi Phật cũng vô nghĩa. Truyền thống A-tì-đàm, căn cứ trên kinh điển nguyên thủy, tức các bộ A-hàm, mỗi khi nêu lên vấn đề nhận thức, thường dẫn đoạn kinh Phật nói: “Sau khi duyên đến mắt và các sắc, nhận thức mắt phát sinh.” 5 Không riêng các Luận sư A-tì-đàm, mà cả đến các Luận sư Trung quán khi đề cập đến sự xuất hiện của thức cũng thường xuyên dẫn chứng đoạn kinh này.6

    Đoạn kinh khác cũng nói: “Nếu mắt nội xứ không bị hư hoại; sắc ngoại giới không lọt vào tầm nhìn, không có sự chú ý thích đáng, thức tương ứng không phát sinh…”7 

    Ý nghĩa của đoạn kinh nói rằng, bất cứ khi nào và nơi nào mà có sự tụ hội của căn và cảnh, thì khi ấy và nơi ấy thức xuất hiện. 

    Như vậy, không thể nói thức ở trong hay ở ngoài thân. Câu trả lời được gán cho A-nan liên hệ đến quan niệm về tự ngã của một số học phái Ấn Độ, theo đó, tự ngã là một jīva cực tiểu,8 tồn tại trong thân; khi nó xuất hiện nơi con mắt thì mắt thấy cảnh vật bên ngoài; khi nó xuất hiện nơi tai thì nó nghe các thứ âm thanh. Hoặc cho rằng nó lớn bằng thân lượng.9 A-nan tất nhiên biết rõ đoạn kinh Phật nói vừa dẫn, nên chắc chắn không khi nào lại trả lời nó ở trong thân hay ở ngoài thân. Tất nhiên, Phật không xác nhận tồn tại một tự ngã dù lớn hay nhỏ để nói nó ở trong hay ngoài thân, nên cũng không hỏi A-nan những câu hỏi như vậy. Song, người soạn kinh Lăng nghiêm, gán những điều không tìm thấy trong kinh điển nguyên thủy, và cả trong các kinh điển Đại thừa, cho Phật và A-nan, có thể ông muốn dẫn đạo người sơ cơ đi từ những câu hỏi ngớ ngẩn để tiến đến thông hiểu những vấn đề cao siêu. Nếu vậy, đây là điều mà soạn giả Lăng nghiêm đã thành công.

    Xem thế đủ thấy rằng mặc dù trong các kinh điển nguyên thủy cũng như Đại thừa đề cập đến thức rất nhiều, và cũng có nhiều đoạn kinh mô tả sự xuất hiện của thức và những điều kiện cần hội đủ để xuất hiện; tuy vậy, nếu cần chỉ thẳng vào cái gì để biết nó là thức, thì điều này không đơn giản. Chính vì vậy mà khi nói đến từ “duy thức”, dù hiểu thức biến theo cách nào, nhưng vì chưa thể xác định được thức là cái gì, nên những giải thích thường trở thành vô nghĩa.

    Khi ta thấy một vật, sự thấy này được thực hiện bởi mắt? Hay bởi thức? Hay bởi một cái tôi nào đó làm chủ nhận thức? Những câu hỏi như vậy không thể trả lời trong một vài dòng chữ, mà cần phải qua một quá trình chiêm nghiệm nghiêm túc và lâu dài mới có thể mong đi đến một kết luận dứt khoát.

    Trích: Tuệ Sỹ (2009). "Dẫn Vào Duy Thức Học", Luận Thành Duy Thức,
    Huongtich ấn hành 2019.

    ________

    Phần chú thích xem tại sách in.

    ---
    Mục lục

    Dẫn vào Duy Thức Học

    Tựa quy kỉnh 

    Chương 1: Ngã và Pháp 

    Tiết 1: Các quan điểm về Ngã 

    Tiết 2: Các quan điểm về Pháp 

    Tiết 3: Tổng kết 

    Chương 2: Thức A-Lại-Da 

    Tiết 1: Định danh 

    Tiết 2: Chủng tử 

    Tiết 3: Hành tướng và Sở duyên 

    Tiết 4: Tâm sở tương ưng 

    Tiết 5: Bản chất và Tồn tục 

    Tiết 6: Thức hằng chuyển 

    Tiết 7: Xả A-Lại-Da 

    Tiết 8: Chứng minh sự tồn tại của căn bản thức 

    Tiết 9: Lý chứng 

    Chương 3: Thức Mạt-Na 

    Tiết 1: Định danh 

    Tiết 2: Sở y của Mạt-na 

    Tiết 3: Sở duyên của Mạt-na 

    Tiết 4: Tính tướng của Mạt-na 

    Tiết 5: Tâm sở tương ưng 

    Tiết 6: Phần vị khởi diệt 

    Tiết 7: Chứng lý tồn tại 

    Chương 4: Về sáu thức 

    Tiết 1: Các đặc tính 

    Tiết 2: Tâm sở tương ưng 

    Tiết 3: Phần vị hiện khởi của sáu thức 

    Chương 5: Sở biến của thức 

    Tiết 1: Biến thái của thức 

    Tiết 2: Chứng minh giáo nghĩa duy thức 

    Tiết 3: Duy thức duyên khởi 

    Tiết 4: Chủng tử và Hiện hành 

    Chương 6: Tiến trình sinh tử 

    Tiết 1: Giải thích văn nghĩa 

    Tiết 2: Mười hai hữu chi

    Chương 7: Ba tự tính

    Tiết 1: Định nghĩa

    Tiết 2: Các vấn đề

    Tiết 3: Ba vô tính

    Chương 8: Thể nghiệm của thức

    Tiết 1: Tư lương vị

    Tiết 2: Gia hành vị

    Tiết 3: Thông đạt vị

    Tiết 4: Tu tập vị

    Tiết 5: Cứu cánh vị

    Tụng kết nguyện

    Thư mục trích dẫn

    Từ vựng Sanskrit - Việt - Hán

    Sách dẫn


    Đánh giá
    0/5.0
    0 Đánh giá
    0
    0
    0
    0
    0
    Nhận xét về sản phẩm