Triết học Long Thọ

Triết học Long Thọ

Được bán bởi: Sách Huế
0/5 (0 đánh giá)
150,000 đ 190,000 đ
Số lượng:
Tùy chọn giao hàng
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Thành phố Hà Nội
  • Tỉnh Hà Giang
  • Tỉnh Cao Bằng
  • Tỉnh Bắc Kạn
  • Tỉnh Tuyên Quang
  • Tỉnh Lào Cai
  • Tỉnh Điện Biên
  • Tỉnh Lai Châu
  • Tỉnh Sơn La
  • Tỉnh Yên Bái
  • Tỉnh Hoà Bình
  • Tỉnh Thái Nguyên
  • Tỉnh Lạng Sơn
  • Tỉnh Quảng Ninh
  • Tỉnh Bắc Giang
  • Tỉnh Phú Thọ
  • Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tỉnh Bắc Ninh
  • Tỉnh Hải Dương
  • Thành phố Hải Phòng
  • Tỉnh Hưng Yên
  • Tỉnh Thái Bình
  • Tỉnh Hà Nam
  • Tỉnh Nam Định
  • Tỉnh Ninh Bình
  • Tỉnh Thanh Hóa
  • Tỉnh Nghệ An
  • Tỉnh Hà Tĩnh
  • Tỉnh Quảng Bình
  • Tỉnh Quảng Trị
  • Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Thành phố Đà Nẵng
  • Tỉnh Quảng Nam
  • Tỉnh Quảng Ngãi
  • Tỉnh Bình Định
  • Tỉnh Phú Yên
  • Tỉnh Khánh Hòa
  • Tỉnh Ninh Thuận
  • Tỉnh Bình Thuận
  • Tỉnh Kon Tum
  • Tỉnh Gia Lai
  • Tỉnh Đắk Lắk
  • Tỉnh Đắk Nông
  • Tỉnh Lâm Đồng
  • Tỉnh Bình Phước
  • Tỉnh Tây Ninh
  • Tỉnh Bình Dương
  • Tỉnh Đồng Nai
  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tỉnh Long An
  • Tỉnh Tiền Giang
  • Tỉnh Bến Tre
  • Tỉnh Trà Vinh
  • Tỉnh Vĩnh Long
  • Tỉnh Đồng Tháp
  • Tỉnh An Giang
  • Tỉnh Kiên Giang
  • Thành phố Cần Thơ
  • Tỉnh Hậu Giang
  • Tỉnh Sóc Trăng
  • Tỉnh Bạc Liêu
  • Tỉnh Cà Mau
    Vận chuyển
    Thanh toán khi nhận hàng hoặc online
    MÔ TẢ SẢN PHẨM

    "Chứng kiến nhiều biến động lịch sử làm thay đổi cả hướng đi của nhân loại, nhưng cuối đời sử gia Arnold Toynbee (1869-1975) vẫn khẳng định “Cuộc du nhập Phật Pháp vào Tây Phương là một sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ hai mươi.” Những người nghiên cứu về Phật học sẽ nói thêm là sau hình bóng Đức Phật, người được trí thức Tây Phương ngưỡng mộ nhất chính là ngài Long Thọ. Có thể nói không có Long Thọ, Phật giáo Đại thừa chỉ là lâu đài tráng lệ xây dựng trên đức tin. Tư tưởng Long Thọ tập trung trong Mūlamadhyamakakārikā không những là nền tảng triết lý Đại Thừa mà còn thống nhất các luận giải của các tông môn trở về nguồn cội giáo huấn của Đức Phật. Bản dịch 中論 (Trung Luận) của Cưu Ma La Thập (Kumārajīva 344-413) cũng đã trở thành cơ sở Phật học Hán ngữ tiêu chuẩn cho cả thế giới Phật giáo Á Đông. Từ xưa, Long Thọ đã được truyền thống cũng như giới nghiên cứu Phật học tôn xưng là Đức Phật thứ hai trong lịch sử phát triển Phật giáo. Truyền thuyết Long Thọ mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về thật ra cũng vì tư tưởng ngài từ lâu đã là nền tảng chung cho cơ sở học thuyết của Phật giáo Đại thừa. Ngoài Trung quán tông, tất cả tám đại tông môn Đại thừa từ Thiền đến Mật tôn ngài là sơ tổ cũng đã truyền bá đến Việt Nam từ lâu, nhưng trong giới tu sĩ Việt Nam cũng không có nhiều vị chuyên về nguồn kinh luận phong phú của Long Thọ. Trí thức Việt Nam thì càng chậm trễ so với trí thức thế giới. 

     

    Trong khi chính học giả Tây phương chỉ sau một thế kỷ nghiên cứu sâu rộng Phật Pháp đều kỳ vọng giáo pháp này, với tinh thần tính không vô ngã không chỉ là điều kiện đưa con người đến giải thoát mà triết lý Trung Quán (có nghĩa là chấp nhận sự hiện hữu và đóng góp đa nguyên) Long Thọ tuyên triệu trong Trung Luận sẽ còn là một đề giải cho các bế tắc và mâu thuẫn triền miên từ tư tưởng ý thức hệ đến các tranh chấp kinh tế tôn giáo chủng tộc trên toàn thế giới hiện nay, thì giới trí thức Việt Nam hầu như vẫn ít người biết đến tư tưởng Long Thọ. Trước đây vì nhu cầu giảng dạy tôi đã viết một tập sách nhỏ, Introduction to Nāgārjuna’s Philosophy. Sách viết xong, tôi mới thấy mình mới chỉ phác họa được cái bóng của triết lý tánh không bằng những dòng chữ thừa tâm huyết nhưng đầy những khuyết điểm khởi từ cái ngã mạn ấu trĩ tuổi trẻ, nên vẫn tâm nguyện sẽ viết lại một cách khác hơn. Ba chục năm qua đi, hôm nay mới có sách này. Không phải cuộc viễn hành với tánh không đã hoàn tất, nhưng từ mười lăm năm qua sống độc cư để được hoàn toàn thong dong với kinh luận, tôi mới hiểu ra tại sao các bậc cổ đức đều cho rằng không tự thân vào hang huyệt tánh không, mọi luận giải về Phật Pháp chỉ là hí luận danh tướng. Vì vậy quyển sách này ra đời như một dấu mốc mới khởi từ một luận án dở dang từ gần nửa thế kỷ trước. Khi hoàn thành sơ thảo tôi có gửi cho một sinh viên cũ đang dạy văn học Ấn Tạng ở Trung Hoa, ông trả lời: “Con vẫn tri ân cuốn sách thầy viết về Bồ Tát Long Thọ trước đây. Chính quyển sách đó đã là một trong các cơ duyên cho việc xuất gia của con. Quyển này so với quyển trước thì rõ ràng hơn và đồng hành với một tri thức nội tại sâu sắc. Con tin rằng thầy sẽ còn viết một quyển khác tốt hơn nữa.” Tôi hiểu tâm ý của nhận xét này và biết sách còn cách xa mong đợi của người đọc nhưng cũng mạnh dạn hơn khi cho xuất bản quyển sách này. Chỉ vì thành thật nghĩ rằng sự đóng góp của mình chưa là tấm gỗ tốt để được dùng làm rường cột cho tòa nhà Phật Pháp nhưng cũng vẫn có thể dùng nhóm lửa trong bếp lạnh và làm duyên cho những người hữu tâm. Khi Đức Phật từng nói lời dạy của ngài chỉ như ngón tay chỉ trăng và đa số các bậc long tượng xưa, trước khi viên tịch thường cũng chỉ di lại kinh nghiệm cả đời tu học của mình bằng một bài thi kệ ngắn gọn, thì chúng ta ngày nay, dù là người mặc áo lên tòa giảng pháp hay múa bút trên giấy, cũng phải học được bài học khiêm cung tối thiểu của người học Phật. Khi chính bản thân vẫn còn tham luyến quá nhiều vào nghiệp ngôn ngữ văn tự thì không thể tự dối bằng bất cứ một lý do hay danh nghĩa nào khác. Đó là lời cẩn bạch chân thành của tôi" Xin giới thiệu với đồng nghiệp và bạn hữu một công trình mới của tác giả Vũ Thế Ngọc


    Đánh giá
    0/5.0
    0 Đánh giá
    0
    0
    0
    0
    0
    Nhận xét về sản phẩm