Dị Bộ Tông Luân Luận

Dị Bộ Tông Luân Luận

0/5 (0 đánh giá)
65,000 đ
Số lượng:
Tùy chọn giao hàng
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Thành phố Hà Nội
  • Tỉnh Hà Giang
  • Tỉnh Cao Bằng
  • Tỉnh Bắc Kạn
  • Tỉnh Tuyên Quang
  • Tỉnh Lào Cai
  • Tỉnh Điện Biên
  • Tỉnh Lai Châu
  • Tỉnh Sơn La
  • Tỉnh Yên Bái
  • Tỉnh Hoà Bình
  • Tỉnh Thái Nguyên
  • Tỉnh Lạng Sơn
  • Tỉnh Quảng Ninh
  • Tỉnh Bắc Giang
  • Tỉnh Phú Thọ
  • Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tỉnh Bắc Ninh
  • Tỉnh Hải Dương
  • Thành phố Hải Phòng
  • Tỉnh Hưng Yên
  • Tỉnh Thái Bình
  • Tỉnh Hà Nam
  • Tỉnh Nam Định
  • Tỉnh Ninh Bình
  • Tỉnh Thanh Hóa
  • Tỉnh Nghệ An
  • Tỉnh Hà Tĩnh
  • Tỉnh Quảng Bình
  • Tỉnh Quảng Trị
  • Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Thành phố Đà Nẵng
  • Tỉnh Quảng Nam
  • Tỉnh Quảng Ngãi
  • Tỉnh Bình Định
  • Tỉnh Phú Yên
  • Tỉnh Khánh Hòa
  • Tỉnh Ninh Thuận
  • Tỉnh Bình Thuận
  • Tỉnh Kon Tum
  • Tỉnh Gia Lai
  • Tỉnh Đắk Lắk
  • Tỉnh Đắk Nông
  • Tỉnh Lâm Đồng
  • Tỉnh Bình Phước
  • Tỉnh Tây Ninh
  • Tỉnh Bình Dương
  • Tỉnh Đồng Nai
  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tỉnh Long An
  • Tỉnh Tiền Giang
  • Tỉnh Bến Tre
  • Tỉnh Trà Vinh
  • Tỉnh Vĩnh Long
  • Tỉnh Đồng Tháp
  • Tỉnh An Giang
  • Tỉnh Kiên Giang
  • Thành phố Cần Thơ
  • Tỉnh Hậu Giang
  • Tỉnh Sóc Trăng
  • Tỉnh Bạc Liêu
  • Tỉnh Cà Mau
    Vận chuyển
    Thanh toán khi nhận hàng hoặc online
    MÔ TẢ SẢN PHẨM

    Product ID: 1380

    Dị Bộ Tông Luân Luận (異 部 宗 輪 論, viết tắt là DBTLL) là một trong những luận thư trong Hán tạng liệt kê đầy đủ nhất các quan điểm của 20 bộ phái Phật giáo xuất hiện khoảng sau hơn 100 đến 300 năm sau Phật Niết-bàn. Muốn biết rõ về quan điểm của các bộ phái Phật giáo trong giai đoạn chuyển tiếp từ Nguyên Thủy qua Đại Thừa, chúng ta không thể không nghiên cứu các nguyên nhân phân phái và những tư tưởng căn bản của các bộ phái.

    Luận này do ngài Huyền Trang (602-664) đời nhà Đường dịch, số 2031 trong Sử Truyện Bộ, tập 49 trong 85 tập như ấn bản Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (ĐC), gồm 3844 chữ. Có 2 bản dịch được xem là tương đương: (1) Thập Bát Bộ Luận 十八 部 論 (2032) và (2) Bộ Chấp Dị Luận 部 執 異 論 (2033). Dựa theo Đại Chánh hiện nay thì cả hai đều do ngài Chân Đế (真 諦, Paramartha: 499 – 569) đời nhà Trần dịch.

    Mô tả

    LỜI NÓI ĐẦU

    Nói đến tư tưởng Phật giáo Ấn Độ là nói đến 3 thời kỳ mang tư tưởng khác nhau của Phật giáo Ấn Độ, được phát triển theo trật tự từ Nguyên thủy đến Bộ phái, từ Bộ phái đến Đại thừa. Điều đó nói lên hai vấn đề quan trọng: 1. Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ không phải chỉ có Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Đại thừa mà bao gồm 3 thời kỳ tư tưởng khác nhau; 2. Quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo bắt nguồn từ Nguyên thủy đến Bộ phái, rồi từ Bộ phái đến Đại thừa. Do vậy, việc tìm hiểu tư tưởng Phật giáo Ấn Độ cần chú ý đến quá trình phát triển của nó, trong đó Phật giáo Bộ phái mang tính gạch nối, kế thừa cái trước làm nền tảng cho cái sau xuất hiện. Việc tìm hiểu quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độ. Những tác phẩm như: “Dị Bộ Tông Luân Luận” của Thế Hữu trong Hán tạng; “Dị Bộ Tông Tinh Thích” của Bạt-tì-da (Bhavya) hay “Dị Bộ Thuyết Tập” của Điều Phục Thiên (Vinītadeva) trong Tạng ngữ; “Kathāvatthu” trong Pāli tạng, là những tác phẩm cơ bản giúp chúng ta tìm hiểu quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độ.

    Bản “Dịch Chú Và Đối Chiếu Các Bản Khác Nhau Về Dị Bộ Tông Luân Luận” mà độc giả đang cầm trên tay là bản tập hợp các dịch bản khác nhau trong nguồn tư liệu Hán tạng và Tây tạng, với nội dung cùng trình bày về quá trình phân chia và tư tưởng khác nhau của các bộ phái Phật giáo ở Ấn Độ, đã được dịch sang tiếng Việt. Trong đó, đặc biệt bản dịch của Huyền Trang tôi thêm phần chú thích, để người đọc dễ hiểu hơn. Hai bản: “Dị Bộ Tông Tinh Thích” của Bạt-tì-da (Bhavya) và “Dị Bộ Thuyết Tập” của Điều Phục Thiên (Vinītadeva), do Giáo sư Nguyên Hồng chuyển ngữ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Riêng bản dịch bằng tiếng Tây Tạng với tên “gShun-Lugs-kyi Bye-BragbKod-pahi hKhor-Lo” (Dị Tông Nghĩa Tập Luân Luận) của Thế Hữu (Vasumitra), vẫn chưa tìm được người chuyển ngữ. Lần tái bản này có chỉ chỉnh sửa một vài chỗ. Mặc dù đã cố gắng phiên dịch và chú thích cho thật tốt, tuy nhiên khả năng giới hạn, do vậy có lẽ khó tránh khỏi sự sơ xuất, rất mong được nhận sự góp ý từ độc giả, để lần tái bản kế tiếp được tốt hơn.

    Thích Hạnh Bình Tuệ Chủng, ngày 26 tháng 3 năm 2016


    Đánh giá
    0/5.0
    0 Đánh giá
    0
    0
    0
    0
    0
    Nhận xét về sản phẩm