Lục Độ Tập Kinh và Lịch Sử Khởi Nguyên Của Dân Tộc Ta

Lục Độ Tập Kinh và Lịch Sử Khởi Nguyên Của Dân Tộc Ta

0/5 (0 đánh giá)
75,000 đ 75,000 đ
Số lượng:
Tùy chọn giao hàng
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Thành phố Hà Nội
  • Tỉnh Hà Giang
  • Tỉnh Cao Bằng
  • Tỉnh Bắc Kạn
  • Tỉnh Tuyên Quang
  • Tỉnh Lào Cai
  • Tỉnh Điện Biên
  • Tỉnh Lai Châu
  • Tỉnh Sơn La
  • Tỉnh Yên Bái
  • Tỉnh Hoà Bình
  • Tỉnh Thái Nguyên
  • Tỉnh Lạng Sơn
  • Tỉnh Quảng Ninh
  • Tỉnh Bắc Giang
  • Tỉnh Phú Thọ
  • Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tỉnh Bắc Ninh
  • Tỉnh Hải Dương
  • Thành phố Hải Phòng
  • Tỉnh Hưng Yên
  • Tỉnh Thái Bình
  • Tỉnh Hà Nam
  • Tỉnh Nam Định
  • Tỉnh Ninh Bình
  • Tỉnh Thanh Hóa
  • Tỉnh Nghệ An
  • Tỉnh Hà Tĩnh
  • Tỉnh Quảng Bình
  • Tỉnh Quảng Trị
  • Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Thành phố Đà Nẵng
  • Tỉnh Quảng Nam
  • Tỉnh Quảng Ngãi
  • Tỉnh Bình Định
  • Tỉnh Phú Yên
  • Tỉnh Khánh Hòa
  • Tỉnh Ninh Thuận
  • Tỉnh Bình Thuận
  • Tỉnh Kon Tum
  • Tỉnh Gia Lai
  • Tỉnh Đắk Lắk
  • Tỉnh Đắk Nông
  • Tỉnh Lâm Đồng
  • Tỉnh Bình Phước
  • Tỉnh Tây Ninh
  • Tỉnh Bình Dương
  • Tỉnh Đồng Nai
  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tỉnh Long An
  • Tỉnh Tiền Giang
  • Tỉnh Bến Tre
  • Tỉnh Trà Vinh
  • Tỉnh Vĩnh Long
  • Tỉnh Đồng Tháp
  • Tỉnh An Giang
  • Tỉnh Kiên Giang
  • Thành phố Cần Thơ
  • Tỉnh Hậu Giang
  • Tỉnh Sóc Trăng
  • Tỉnh Bạc Liêu
  • Tỉnh Cà Mau
    Vận chuyển
    Thanh toán khi nhận hàng hoặc online
    MÔ TẢ SẢN PHẨM

    Product ID: 1607

    Tác giả: Lê Mạnh Thát

     

    Nhà xuất bản: NXB Tổng Hợp - TP. Hồ Chí Minh

     

    Số trang: 365

    Do Viện Nghiên Cứu Phật Học liên kết xuất bản

    Lục Độ Tập Kinh và Lịch Sử Khởi Nguyên Của Dân Tộc Ta” được viết ra nhằm công bố một số tư liệu và kết quả nghiên cứu sơ bộ về giai đoạn cổ đại của lịch sử Việt Nam. Thứ nhất là truyền thuyết trăm trứng, thứ hai là từ việc truy lại nguồn gốc trăm trứng, chúng ta phát hiện tiếp truyện Thục An Dương Vương và Triêu Đà chỉ là những hư cấu do tác động của thiên anh hùng ca Mahabharata nổi tiếng của Ấn Độ. Thứ ba triều đại Hùng Vương vì vậy vẫn còn tồn tại cho đến khi Hai Bà Trưng thất bại trong cuộc chiến tranh vệ quốc năm 43 sau CN.

    Trên đây là ba kết quả chính, công bố để học giới cùng bàn bạc để đi tới việc biên soạn lại một bộ sử Việt Nam mới, chính xác và rõ ràng hơn, đặc biệt đối với triều đại Hùng Vương của giai đoạn cổ sử. Nhân đây, chúng tôi cũng nêu lên một số dữ kiện liên hệ đến những thành tựu của nền văn minh Hùng Vương, cụ thể là ngôn ngữ và hệ thống chữ viết, lịch pháp, luật lệ và kết cấu văn học, nhằm gợi ý cho công tác nghiên cứu tương lai để dựng lại diện mạo văn hiến của lịch sử 4000 năm của dân tộc ta.

    (Trích dẫn từ bài TỰA của Lê Mạnh Thát)

     

    Mô tả

    Lịch sử cổ đại nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề. Trong số này, vấn đề truy tìm niên đại ra đời của các truyền thuyết như truyện Hồng Bàng của Lĩnh Nam trích quái là một thí dụ cụ thể. Truyền thuyết đó về sau đã được Ngô Sỹ Liên tiếp thu đã viết nên kỷ Hồng Bàng trong Đại Việt Sử ký toàn thư, làm cơ sở cho các bộ sử kế tiếp như Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thông giám cương mục. ngay trong thế kỷ này, việc tranh cãi càng trở nên gay gắt, tuy nhiên, vẫn tập trung vào chuyện khẳng và phủ định truyền thuyết ấy, mà không bình tâm nghiêm túc tìm hiểu xem nó xuất hiện từ bao giờ và do đâu. Đây phải nói là một thiếu sót nghiêm trọng.

    Trong bản nghiên cứu này, chúng tôi đề nghị tìm hiểu thời điểm ra đời của tình tiết một trăm trứng của truyện Hồng Bàng, lần đầu phát hiện trong truyện 23 của Lục độ tập kinh. Do truy nguyên truyện này, chúng tôi phát hiện có nhiều nét tương đồng giữa hệ truyền thừa của họ Hồng Bàng với hệ truyền thừa Ma-hàbhàrata, xác nhận truyện Hồng Bàng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ bản anh hùng ca đó. Thông qua việc khám phá ảnh hưởng này, chúng tôi tìm hiểu về lai lịch họ Thục và triều đại An Dương Vương do Ngô Sỹ Liên tiếp nhận một lần nữa từ Lĩnh Nam trích quái và Việt điện u linh tập.

    Triều đại ấy bản thân có quá nhiều vấn đề, trong đó nổi bật nhất là một lá thư do Triệu Đà gởi cho Hán Văn đế vào khoảng năm 179 tdl, do Tư Mã Thiên trong Sử ký hay Ban Cố trong Tiền Hán thơ chép lại, ghi nhận nước ta lúc bấy giờ, tức Tây Âu lạc Việt đang có vua. Vậy, dù không phải bất cứ lúc nào các sử liệu Trung quốc cũng có giá trị, trong trường hợp này ta có thể chắc chắn vào thời điểm gửi thư ấy, tức năm 179 tdl, nước ta chắc chắn đang còn có vua. Từ đó, dĩ nhiên không có sự kiện Triệu Đà dánh An Dương Vương. Thế thì, An Dương Vương do đâu ra ?

    Do truyền thuyết nói An Dương Vương chạy vào nước, nước rẽ ra, sau khi thua trận Triệu Đà. Chúng tôi tìm hiểu và thấy nó có nhiều nét tương đống với truyện Duryodhana của anh hùng ca Mahàbhàrata trốn chạy vào nằm ở đáy hồ, sau lúc thua trận Yudhisthira. Từ những tương đồng ấy, chúng tôi đề nghị coi An Dương Vương như một phiên bản Duryodhana của anh hùng ca Mahàbhàrata tại Việt Nam vào những thế kỷ II tdl, đến II sdl. Để dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên đã trở thành một triều đại của lịch sử Việt Nam.

    Cũng từ việc nhìn nhận An Dương Vương như một phiên bản của Duryidhana ở Việt Nam, chúng ta giải thích được một thắc mắc đã trở thành ám ảnh của nhiều nhà cổ sử Việt Nam, đó là triều đại Hùng Vương tại sao có 18 đời ? Và có thực vua Hùng Vương thứ 18 đã bị An Dương Vương đánh bại để lập nên nhà Thục ? Thực tế như đã nói, không có nhân vật lịch sử An Dương Vương đánh bại vua Hùng thứ 18. Con số 18 này, một lần nữa, lại xuất phát từ anh hùng ca Mahàbhàrata, do 18 đội quân của cả hai bên Duryodhana lẫn Yud-histhira tham gia trận đánh trên cánh đồng Kuru.

    Một khi không có An Dương Vương và việc kết thúc thời đại Hùng Vương với vua Hùng 18, ta tất nhiên phải nhìn nhận triều đại ấy tồn tại cho đến năm 43 sdl, khi Hai Bà Trưng, hai vị vua cuối cùng, bị Mã Viện đánh bại. Từ đó, chúng tôi đề nghị nghiên cứu lại việc kết nối triều đại Hùng Vương với triều đại Viêm đế Thần Nông của Trung quốc và phát hiện có khả năng tồn tại một truyền thống sử học Việt Nam ngoài truyền thống sử học Trung quốc của Tư Mã Thiên. Cũng từ kết nối ấy, chúng tôi tìm hiểu cuộc chiến tranh Việt Hoa đầu tiên năm 40-43 sdl, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược diễn ra tương đối gay go và có lúc phía Trung quốc tưởng không chiến thắng nổi.

    Cuối cùng, việc kết nối triều đại Hùng Vương nói họ Thần Nông của Trung quốc không phải là một việc làm tùy tiện ngẫu nhiên, khi chúng tôi xem xét một số cấu trúc ngôn ngữ tồn tại trong Lục Độ tập kinh và trong tiếng Việt trung và hiện đại với một số cấu trúc ngữ pháp chủ yếu trong kinh Thi. Điều này đã dẫn chúng tôi đến giải mã bài Việt ca, bài ca của người Việt, do Lưu Hướng ghi lại trong Thuyết uyển vào năm 16 tdl, mà qua hai nhìn năm phía người Việt ta chưa có một nỗ lực giải mã nào, còn phía Trung quốc thì chỉ có một vài nỗ lực, nỗi bật nhất là của Quách Mạt Nhược, nhưng đã đi đến những kết luận sai lầm.

    Việc nghiên cứu lịch sử cổ đại dân tộc ta đã được quan tâm từ lâu, tối thiểu là từ năm 1480, sau khi Ngô Sỹ Liên viết bài biểu dâng bộ Đại Việt sử ký toàn thư cho vua Lê Thánh Tôn, rồi tiếp theo có các công trình của Ngô Thì Sỹ và Quốc sử quán triều Nguyễn, cụ thể là bộ Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Tuy nhiên, do hạn chế của thời đại và lịch sử, ngay cả tư liệu từ các nguồn Trung quốc vẫn chưa được khai thác triệt để và có hệ thống, dẫn tới những nhận định lầm lạc về giai đoạn khởi nguyên của lịch sử dân tộc ta. Bản nghiên cứu Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên dân tộc ta là nhằm bổ sung một phần nào những thiếu sót vừa nói.

    Tất nhiên với tư cách một bản nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về lĩnh vực ấy, nó không thể nào tránh hết mọi sơ sót. Chúng tôi tha thiết mong mỏi bạn đọc góp ý, đặc biệt các bậc thức giả quan tâm về lịch sử cổ đại Việt Nam.

    Viết tại Madison – mùa Đông năm Tân Hợi ( 1971 )

    Lê Mạnh Thát

     

     


    Đánh giá
    0/5.0
    0 Đánh giá
    0
    0
    0
    0
    0
    Nhận xét về sản phẩm