Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ Từ Đức Phật Thích Ca Đến Đại Thừa Sơ Kỳ

Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ Từ Đức Phật Thích Ca Đến Đại Thừa Sơ Kỳ

0/5 (0 đánh giá)
170,000 đ 180,000 đ
Số lượng:
Tùy chọn giao hàng
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Thành phố Hà Nội
  • Tỉnh Hà Giang
  • Tỉnh Cao Bằng
  • Tỉnh Bắc Kạn
  • Tỉnh Tuyên Quang
  • Tỉnh Lào Cai
  • Tỉnh Điện Biên
  • Tỉnh Lai Châu
  • Tỉnh Sơn La
  • Tỉnh Yên Bái
  • Tỉnh Hoà Bình
  • Tỉnh Thái Nguyên
  • Tỉnh Lạng Sơn
  • Tỉnh Quảng Ninh
  • Tỉnh Bắc Giang
  • Tỉnh Phú Thọ
  • Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tỉnh Bắc Ninh
  • Tỉnh Hải Dương
  • Thành phố Hải Phòng
  • Tỉnh Hưng Yên
  • Tỉnh Thái Bình
  • Tỉnh Hà Nam
  • Tỉnh Nam Định
  • Tỉnh Ninh Bình
  • Tỉnh Thanh Hóa
  • Tỉnh Nghệ An
  • Tỉnh Hà Tĩnh
  • Tỉnh Quảng Bình
  • Tỉnh Quảng Trị
  • Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Thành phố Đà Nẵng
  • Tỉnh Quảng Nam
  • Tỉnh Quảng Ngãi
  • Tỉnh Bình Định
  • Tỉnh Phú Yên
  • Tỉnh Khánh Hòa
  • Tỉnh Ninh Thuận
  • Tỉnh Bình Thuận
  • Tỉnh Kon Tum
  • Tỉnh Gia Lai
  • Tỉnh Đắk Lắk
  • Tỉnh Đắk Nông
  • Tỉnh Lâm Đồng
  • Tỉnh Bình Phước
  • Tỉnh Tây Ninh
  • Tỉnh Bình Dương
  • Tỉnh Đồng Nai
  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tỉnh Long An
  • Tỉnh Tiền Giang
  • Tỉnh Bến Tre
  • Tỉnh Trà Vinh
  • Tỉnh Vĩnh Long
  • Tỉnh Đồng Tháp
  • Tỉnh An Giang
  • Tỉnh Kiên Giang
  • Thành phố Cần Thơ
  • Tỉnh Hậu Giang
  • Tỉnh Sóc Trăng
  • Tỉnh Bạc Liêu
  • Tỉnh Cà Mau
    Vận chuyển
    Thanh toán khi nhận hàng hoặc online
    MÔ TẢ SẢN PHẨM

    Product ID: 1635

    Tác giả: Giáo sư Hirakawa Akira

    Dịch giả: Thích Nguyên Hiệp

    Nhà xuất bản: NXB Văn Hóa - Văn Nghệ

    Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, tổng kết một đời nghiên cứu về Phật giáo Ấn Độ của Giáo sư Hirakawa Akira, là một cuốn sách vô cùng bao quát về Phật giáo Ấn Độ, với các chương chi tiết về lịch sử, giáo pháp và những nguồn tài liệu tham khảo liên quan. Cuốn sách cũng trình bày một số tranh luận về Phật giáo Ấn Đọ đã xảy ra trong giới học thuật Nhật Bản và nhấn mạnh những vấn đề thường chỉ được nghiên cứu ở Ấn Độ và phương Tây. Việc sử dụng sâu rộng những bản dịch Hán ngữ các nguồn tài liệu Phật giáo Ấn Độ và việc tham khảo những công trình nghiên cứu bằng Nhật ngữ về những tác phẩm này là đặc biệt đáng chú ý. Cuốn sách cũng bao gồm một thư mục tham khảo mở rộng do người dịch Anh ngữ (Paul Groner) thực hiện. Thư mục này bao gồm những tác phẩm nghiên cứu Phật học có giá trị do những học giả phương Tây biên soạn.

    Mô tả

    LỜI NGƯỜI DỊCH

    Giáo sư Hirakawa Akira (1915-2002) được biết đến ở Nhật Bản là một học giả uyên thâm về Phật giáo Ấn Độ. Ông từng giảng dạy tại các Đại học Tokyo, Waseda, Komaza, Hokkaido và Tohoku. Từ năm 1983-1991, ông là Chủ tịch Hội Nghiên cứu về Ấn Độ và Phật học của Nhật Bản, tổ chức học thuật quan trọng nhất về nghiên cứu Phật học ở nước này, và ở đó ông đã có những đóng góp đáng kể cho việc phát triển của Hội. Vào năm 1993, ông được bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm Nhật Bản, và sau đó trở thành Chủ tịch và Giáo sư tại Đại học Quốc tế dành cho nghiên cứu Phật học nâng cao, và giữ chức vụ này cho đến khi qua đời.

    Trong sự nghiệp học thuật kéo dài hơn 60 năm của mình, Hirakawa đã có những đóng góp đáng kể cho lĩnh vực nghiên cứu Phật học. Ông là tác giả, dịch giả và chủ biên của hơn 20 đầu sách về Phật giáo, cũng như có hàng trăm bài viết nghiên cứu và phê bình về Phật giáo Ấn Độ được đăng nơi những chuyên san và từ điển bách khoa uy tín. Trong số những cuốn sách của Hirakawa, phải kể đến hai tác phẩm được coi là quan trọng trong sự nghiệp học thuật của ông:

    Indo bukkyoshi (Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, 1974), và Indo-Chugoku-Nihon bukkyo tsushi (Khảo sát lịch sử về Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, 1977). Cuốn Indo bukkyoshi gồm có hai tập; tập đầu được Paul Groner dịch sang Anh ngữ với tiêu đề A History of Indian Buddhism: From Sākyamuni to Early Mahāyāna.

    Đối với những người nghiên cứu Phật học bên ngoài Nhật Bản, tên tuổi của Hirakawa Akira được biết đến có lẽ nhờ vào tác phẩm Lịch sử Phật giáo Ấn Độ của ông. Cuốn sách này có vị trí nhất định trong giới nghiên cứu Phật học từ khi được xuất bản bằng tiếng Anh, và được xem là một trong những tác phẩm viết về lịch sử Phật giáo Ấn Độ đáng tin cậy. Tài liệu được tham cứu để viết cuốn sách này, ngoài những nguồn chính từ Hán tạng và Pali tạng, là từ những tác phẩm của những học giả có uy tín ở Nhật Bản, nơi có lượng sách về nghiên cứu Phật học vô cùng phong phú. Bên cạnh, ông cũng sử dụng những thông tin từ khảo cổ học, đặc biệt những bản chữ khắc được phát hiện tại những di tích Phật giáo ở Ấn Độ, làm cơ sở cho những luận cứ lịch sử Phật giáo của ông.

    Ở cuốn sách này, Hirakawa không chỉ đề cập đến những vấn đề lịch sử của Phật giáo Ấn Độ mà cũng trình bày những giáo thuyết căn bản của các truyền thống Phật giáo, xâu chuỗi những sự kiện lịch sử với những giáo thuyết chính yếu của Phật giáo theo một cách thức mà nó giúp cho người đọc có một cái nhìn bao quát về toàn cảnh lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.

    Lịch sử Phật giáo Ấn Độ của Hirakawa, mặc dù được đón nhận và đánh giá cao, tuy nhiên cũng vấp phải một số phê bình, đặc biệt là phần trình bày về nguyên nhân sinh khởi của Phật giáo Đại thừa, mà ở đó ông cho rằng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sinh khởi Phật giáo Đại thừa là tín ngưỡng thờ tháp của người Phật tử tại gia. Vấn đề này được ông trình bày chi tiết hơn trong một chuyên khảo riêng, The Rise of Mahāyāna Buddhism and Its Relationship to the Worship of Stupas (Sự sinh khởi của Phật giáo Đại thừa và liên hệ của nó đến tín ngưỡng thờ tháp). Ngoài ra, việc xác định niên đại Niết-bàn của Đức Phật mà nó được căn cứ trên kết quả nghiên cứu của những học giả Nhật Bản, không phải đều được mọi người chấp nhận.

    Theo Hirakawa, lịch sử Phật giáo Ấn Độ có thể được chia thành năm thời kỳ: Phật giáo Nguyên thủy; Phật giáo Nikaya hay Phật giáo Bộ phái (thường được gọi là Phật giáo Tiểu thừa); Phật giáo Đại thừa sơ kỳ; Phật giáo Đại thừa hậu kỳ; và Phật giáo Mật tông. Ở cuốn sách này, Hirakawa đã trình bày ba thời kỳ đầu của lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Hai phần còn lại, đáng tiếc, vẫn còn bị bỏ ngỏ.

    Bản dịch Việt ngữ này được dựa trên bản dịch Anh ngữ do Paul Groner thực hiện. Paul Groner nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Yale, và về sau là giáo sư tại phân khoa nghiên cứu tôn giáo của Đại học Virginia ở Charlottesville, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của hai cuốn sách: Saicho: The Establishment of the Japanese Tendai School (Honolulu: University of Hawaii Press, 2002), và Ryōgen and Mount Hiei: Japanese Tendai in the Tenth Century (University of Hawai’i Press, 2002), cùng nhiều bài viết về những lĩnh vực khác nhau của Phật giáo Nhật Bản. Ở bản dịch Anh ngữ cuốn Indo bukkyūshi, ngoài dịch phần nội dung chính, Paul Groner cũng thực hiện một tiểu luận về thư mục mà qua đó ông cung cấp cho người đọc những nguồn sách có thể tham khảo liên quan đến mỗi chương của cuốn sách. Khi dịch cuốn sách này, ban đầu tôi dự định bỏ qua phần tiểu luận thư mục vì nghĩ nó có thể không cần thiết với số đông độc giả. Nhưng sau, vì muốn trung thành với bản Anh ngữ của tác phẩm, cũng như nghĩ rằng qua tiểu luận thư mục này, những độc giả quan tâm đến những nguồn tài liệu Anh ngữ cùng một vài ngôn ngữ phương Tây khác, có thể tìm đến các nguồn tài liệu có liên quan đến mỗi chương trong cuốn sách để tham khảo và đối chiếu.

    Mặc dù cố gắng rất nhiều khi dịch cuốn sách này, nhưng những sai sót thật khó có thể tránh khỏi. Do vậy người dịch, với lòng biết ơn, rất mong nhận được sự chỉ giáo và góp ý của chư thiện hữu trí thức cũng như quý độc giả để trau dồi thêm kinh nghiệm trong công việc này.

    Trân trọng

    Thích Nguyên Hiệp


    Đánh giá
    0/5.0
    0 Đánh giá
    0
    0
    0
    0
    0
    Nhận xét về sản phẩm