Nghiên cứu về các luận sư và các tác phẩm của phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (bộ 2 quyển)

Nghiên cứu về các luận sư và các tác phẩm của phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (bộ 2 quyển)

0/5 (0 đánh giá)
250,000 đ 250,000 đ
Số lượng:
Tùy chọn giao hàng
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Thành phố Hà Nội
  • Tỉnh Hà Giang
  • Tỉnh Cao Bằng
  • Tỉnh Bắc Kạn
  • Tỉnh Tuyên Quang
  • Tỉnh Lào Cai
  • Tỉnh Điện Biên
  • Tỉnh Lai Châu
  • Tỉnh Sơn La
  • Tỉnh Yên Bái
  • Tỉnh Hoà Bình
  • Tỉnh Thái Nguyên
  • Tỉnh Lạng Sơn
  • Tỉnh Quảng Ninh
  • Tỉnh Bắc Giang
  • Tỉnh Phú Thọ
  • Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tỉnh Bắc Ninh
  • Tỉnh Hải Dương
  • Thành phố Hải Phòng
  • Tỉnh Hưng Yên
  • Tỉnh Thái Bình
  • Tỉnh Hà Nam
  • Tỉnh Nam Định
  • Tỉnh Ninh Bình
  • Tỉnh Thanh Hóa
  • Tỉnh Nghệ An
  • Tỉnh Hà Tĩnh
  • Tỉnh Quảng Bình
  • Tỉnh Quảng Trị
  • Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Thành phố Đà Nẵng
  • Tỉnh Quảng Nam
  • Tỉnh Quảng Ngãi
  • Tỉnh Bình Định
  • Tỉnh Phú Yên
  • Tỉnh Khánh Hòa
  • Tỉnh Ninh Thuận
  • Tỉnh Bình Thuận
  • Tỉnh Kon Tum
  • Tỉnh Gia Lai
  • Tỉnh Đắk Lắk
  • Tỉnh Đắk Nông
  • Tỉnh Lâm Đồng
  • Tỉnh Bình Phước
  • Tỉnh Tây Ninh
  • Tỉnh Bình Dương
  • Tỉnh Đồng Nai
  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tỉnh Long An
  • Tỉnh Tiền Giang
  • Tỉnh Bến Tre
  • Tỉnh Trà Vinh
  • Tỉnh Vĩnh Long
  • Tỉnh Đồng Tháp
  • Tỉnh An Giang
  • Tỉnh Kiên Giang
  • Thành phố Cần Thơ
  • Tỉnh Hậu Giang
  • Tỉnh Sóc Trăng
  • Tỉnh Bạc Liêu
  • Tỉnh Cà Mau
    Vận chuyển
    Thanh toán khi nhận hàng hoặc online
    MÔ TẢ SẢN PHẨM

    Product ID: 2389

    Tác giả: HT. Ấn Thuận
    Việt dịch  Thích Hạnh Bình & Trung tâm Phật Học Hán Truyền
    Bộ 2 tâp 1155 trang
    NXB Hồng Đức

    Hôm nay tác phẩm Việt dịch: “Nghiên cứu về các luận sư và luận thư của Thuyết nhất thiết hữu bộ” của HT Ấn Thuận, do tôi (Thích Hạnh Bình) và các học viên của Trung tâm dịch sang Việt ngữ xin chào đón độc giả. Đây là một tác phẩm chuyên đề thảo luận quá trình phát triển A-tỳ-đàm của phái Hữu bộ. Trong đó chủ yếu làm rõ quan điểm tương đồng và dị biệt các luận sư của phái này, đồng thời thảo luận nội dung và ý nghĩa các tác phẩm phái Hữu bộ: Lục túc Phát trí, Thành Thật, A-tỳ-Đàm Tâm luận….

    Mô tả
    LỜI NGƯỜI DỊCH

    “Nghiên cứu về các luận sư và các tác phẩm Thuyết nhất thiết Hữu bộ” là một trong số hơn 41 tác phẩm nghiên cứu cùa Hòa thượng Ấn Thuận. Nội dung tác phẩm này là chuyên đề thảo luận hai phương diện: Thứ nhất:  Phân tích quá trình biên tập, nội dung tư tưởng và sự liên hệ giữa Lục túc và Phát Trí, giữa 7  luận  của Hữu bộ và các tác phẩm về sau như “ Câu Xá”, “Thành Thật”, “Cam Lộ”, “ Thuận Cánh” . Thứ hai: dựa và luận này phân tích tổng hợp làm rõ quan điểm dị biệt giữa các luận sư của Hữu bộ, như Pháp Cứu (Dhasmatrãta), Giác Thiên (Duddhadeva), Thế Hữu (Vasumitra), Diệu Âm (Ghosa). Qua đó cho thấy tác phẩm này không những chỉ làm rõ tư tưởng phái Hữu bộ mà còn làm rõ quan điểm tư tưởng của các phái khác. Không chỉ dừng lại ở đó mà còn chỉ ra quá trình hình thành và phát triển A-tỳ-đàm trong thời kỳ Phật giáo bộ phái, nhất là tác phẩm này giúp cho chúng ta hiểu phần nào ý nghĩa các thuật từ chuyên môn trong A-tỳ-đàm.

    Tôi thấy điểu này có lợi ích cho Tăng Ni Việt nam, nên từ khi về Việt Nam (2008) nhận trách nhiệm dạy cho lớp phiên dịch của Viện Nghiên cứu, tôi chọn tác phẩm này làm tài liệu giảng dạy, với mục đích giúp học viên hiểu rõ 5 vấn đề cơ bản trong công tác phiên dịch chữ Hán sang Việt: 1. Nắm rõ thực trạng phiên dịch các Thánh điển từ Ẩn sang Hoa; 2. Sự dị biệt về cách suy tư giữa hai nền văn hóa Án Hoa, dẫn đến sự khó khăn trong việc chuyển dịch, vì không có khái niệm tương đồng; 3. Phật pháp được Phật chứng ngộ dưới cây Bồ đề và những gì được ghi lại trong kinh luận có thể nói không hoàn toàn giống nhau, nhất là giai đoạn Phật giáo Bộ phái, các phái tranh luận với nhau từng khái niệm, do vậy không thể đồng hóa khái niệm cho việc phiên dịch; 4. Thánh điển trong các tạng do người sau biên tập. Trong ấy ẩn chứa không ít vấn đề thuộc tư tưởng, văn chương chữ nghĩa, văn hóa vùng miền, trình độ… Do vậy, không thể tuyệt đổi xem nguồn tư liệu này là ‘thánh ngôn lượng’, dẫn đến sự ngộ nhận trong việc phiên dịch; 5. Cân phải am tường sự tương đồng và dị biệt về cách mô tả giữa người Hoa và người Việt.

    Do vậy, tác phẩm mà độc giả đang cầm trên tay, được tôi và các học viên phiên dịch. Tính chất của dịch phẩm do nhiều người cộng tác, rất khó như ý. Rất mong sự góp ý từ độc giả. Tôi hy vọng rằng, tác phẩm này sẽ là một động lực nghiên cứu về A-tỳ-đàm cho giới nghiên cứu người Việt.

    Tuệ Chủng ngày 12/12/2019
    Thích Hạnh Bình

    MỤC LỤC

    LỜI NGƯỜI DỊCH

    Chương một: TỰ LUẬN

    Ý nghĩa của Luận thư trong toàn bộ hệ thống giáo lý Phật giáo
    Phật giáo Bộ phái và Luận thư
    Ưu-ba-đề-xá, Ma-đát-lý-ca, A-tỳ-đạt-ma
    Chương hai: NGUỔN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP A-TỲ-ĐẠT-MA

    Nguồn gốc của các luận thư A-tỳ-đạt-ma
    Sự hình thành luận A-tỳ-đạt-ma
    Chương ba: THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ VÀ CÁC LUẬN THƯ CỦA Bộ PHÁI NÀY

    Quan điểm Nhất thiết hữu bộ và học phái Thuyết nhất thiết hữu bộ
    Sự truyền thừa của Thuyết nhất thiết hữu bộ
    Ca-chiên-diên-ni Tử là vị khai sáng tông nghĩa A-tỳ-đạt-ma
    A-tỳ-đạt-ma của Thuyết nhất thiết hữu bộ
    Chương bần SÁU BỘ LUẬN A-TỶ-ĐẠT MA

    Tồng thuyết
    “,A-tỳ-đạt-ma Pháp uẩn Túc Luận”
    “A-tỳ-đạt-ma Tập Di Môn Túc Luận”
    “A-tỳ-đạt-ma Thi Thiết Túc Luận”
    “A-tỳ-đạt-ma Phẩm Loại Túc Luận”
    “A-tỳ-dạt-ma Giới Thân Túc Luận”
    “A-tỳ-đạt-ma Thức Thân Túc Luận”
    Chương năm:“PHÁT TRÍ LUẬN” VÀ “ĐẠI-TỲ-BÀ-SA LUẬN”

    “A-tỳ-đạt-ma Phát Tri Luận”
    “A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa Luận”
    Chương sáu: BỐN ĐẠI LUẬN SƯ CỦA THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ

    Đại đức Pháp Cứu
    Giác Thiên
    Thế Hữu
    Diệu Âm
    Chủ thuyết về Tam thế của bốn đại luận sư
    Chương bày: CÁC VỊ ĐẠI LUẬN SƯ TRONG “ĐẠI TỲ- BÀ -SA LUẬN”

    Các luận sư A-tỳ-đạt-ma thuộc hệ phái phương Tây
    Hiếp tôn giả, Phú-na (Vọng Mân) vã Mã Minh
    Các luận sư nổi tiếng khác


    Đánh giá
    0/5.0
    0 Đánh giá
    0
    0
    0
    0
    0
    Nhận xét về sản phẩm