Đăng nhập để nhận nhiều ưu đãi hơn
Bạn chưa có sản phẩm yêu thích nào
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Product ID: 1924
Ngày nay, trước xu hướng toàn cầu hoá, vấn đề độc lập tự chủ của quốc gia, dân tộc không chỉ giới hạn ở cương giới, lãnh thổ mà còn phải xác định ở bản sắc văn hoá dân tộc. Gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá, văn học thời Lý Trần được công bố như là một sự minh chứng cho một thời đại với văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy nghiên cứu đề tài Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm cũng là một cách để gìn giữ những tinh hoa văn hoá của cha ông và góp phần phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc trong thời đại hội nhập hôm nay.
Mô tả Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền Phái Trúc Lâm, lần đầu tiên trong học thuật, tác giả đã nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện đầy đủ về lịch sử truyền thừa của Thiền phái về các tác giả và tác phẩm của Thiền phái này ở đời Trần, từ những vị đặt nền móng tư tưởng cho đến ba vị Tổ đầu tiên. Để thực hiện công trình mang tính chuyên sâu này, tác giả đã biết kế thừa những thành tựu đã có về văn bản học, về nghiên cứu, mà trong những thành tựu nghiên cứu đã có này, bên cạnh những nhận định thông nhất, không phải là không có những kiến giải khác nhau, có khi đối lập nhau, nhưng tác giả đã biết tỉnh táo tiếp thu, chiếm lĩnh và khai thác triệt để rồi sáng tạo, phát triển để dàn dựng thành một công trình bề thế, chuyên sâu với những kiến giải hợp lý, có sức thuyết phục về giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tất cả tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau của Thiền phái Trúc Lâm.
Tác giả là Tiến sĩ, Thượng tọa, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Phó Ban Văn Hoá Trung ương, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học thành phố Hồ Chí Minh. có nhiều bài viết được công bố trên các tạp chí Văn Hóa Phật giáo, Nghiên cứu Phật học, Giác ngộ, Thế giới Phật Giáo, Nghiên cứu Văn học, Hán Nôm…, đặc biệt là công trình Trần Thái Tông và Khoá Hư Lục (2005) và công trình Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền Phái Trúc Lâm (2008) này được tái bản 2019…
Trích Trân trọng đôi lời PGS.NGƯT. Mai Cao Chương PGS.TS Nguyễn công Lý
MỤC LỤC (Lần tái bản)
Trân trọng đôi lời
Ký hiệu các từ viết tắt
Mở đầu
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
Tình hình sưu tầm văn bản tác phẩm của Thiền Phái Trúc Lâm Tình hình nghiên cứu văn bản tác phẩm của Thiền Phái Trúc Lâm ở góc độ tư tưởng và lịch sử truyền thừa Tình hình nghiên cứu văn bản tác phẩm của Thiền Phái Trúc Lâm ở góc độ văn học CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH THỜI ĐẠI VÀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỪA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 2.1. BỐI CẢNH THỜI ĐẠI
2.1.1. Thời đại hào hùng của dân tộc Đại Việt với hào khí Đông A 2.1.2. Phật giáo Lý-Trần gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển đất nước
2.2. NHỮNG NHÂN VẬT ĐẶT NỀN MÓNG THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
2.2.1. Trần Thái Tông 2.2.2. Tuệ Trung Thượng sĩ 2.2.3. Trần Thánh Tông
2.3. LỊCH SỬ TRUYỀN THỪA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
2.3.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của Thiền phái 2.3.1.1. Các thành tố hình thành và truyền thừa Thiền phái 2.3.1.2. Các ý kiến khác nhau về sự truyền thừa Thiền phái
2.3.2. Hành trạng Trúc Lâm Tam Tổ
2.3.2.1. Sơ Tổ Trần Nhân Tông 2.3.2.2. Đệ nhị Tổ Pháp Loa 2.3.2.3. Đệ tam Tổ Huyền Quang
TIỂU KẾT
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRONG TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
3.1. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
3.1.1. Tác phẩm của Trần Thái Tông 3.1.2. Tác phẩm của Tuệ Trung 3.1.3. Tác phẩm của Trần Thánh Tông 3.1.4. Tác phẩm của Trần Nhân Tông 3.1.5. Tác phẩm của Pháp Loa 3.1.6. Tác phẩm của Huyền Quang
3.2. TƯ TƯỞNG THIỀN HỌC ĐẠI VIỆT TRONG TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
2.2.1. Quan điểm Phật tại tâm 2.2.2. Chủ thuyết Cư trần lạc đạo 2.2.3. Tinh thần tuỳ duyên 2.2.4. Phương thức hành Thiền tu chứng
3.3. NHỮNG CẢM HỨNG CHÍNH TRONG TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
2.3.1. Cảm hứng bản thể giải thoát trong thơ văn của Thiền phái 2.3.2. Cảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm mầu 2.3.3. Cảm hứng nhân văn – thế sự 2.3.4. Cảm hứng quê hương đất nước quê hương Thiền tông
CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
4.1. Thể Loại Tác Phẩm Của Thiền Phái Trúc Lâm
4.1.1. Cơ sở hình thành và phát triển Tam tạng kinh điển Phật giáo 4.1.2. Hệ thống thể loại văn học Phật giáo 4.1.3. Sự vận dụng các thể loại văn học Phật giáo trong tác phẩm của Thiền phái 4.1.3.1. Luận thuyết tôn giáo 4.1.3.2. Kệ và thơ thiền 4.1.3.3. Ngữ lục 4.1.3.4. Niêm tụng kệ, tụng cổ 4.1.3.5. Tự 4.1.3.6. Ca, ngâm 4.1.3.7. Phú
4.2. Ngôn ngữ văn tự trong tác phẩm của Thiền Phái Trúc Lâm
4.2.1. Chữ Hán – Chữ Nôm 4.2.2. Sự tiếp biến từ đặc trưng ngôn ngữ kinh điển Phật giáo đến đặc trưng ngôn ngữ tác phẩm của Thiền phái 4.2.2.1. Đặc trưng ngôn ngữ kinh điển Phật giáo 4.2.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ Thiền học trong tác phẩm của Thiền phái
4.3. Các Thủ Pháp Nghệ Thuật Trong Tác Phẩm Của Thiền Phái Trúc Lâm
4.3.1. Điển cố 4.3.2. Ẩn dụ 4.3.3. Thí dụ 4.3.4. Biểu tượng -Ước lệ 4.3.5. Nghịch ngữ
KẾT LUẬN
• PHỤ LỤC 1: Các Biểu Đồ liên hệ đến Thiền Phái Trúc Lâm • PHỤ LỤC 2: Các Bảng Thống Kê Phân Loại Điển Cố được Sử Dụng trong tác phẩm của Thiền Phái Trúc Lâm • PHỤ LỤC 3: Một số hình ảnh tư liệu Thiền Phái Trúc Lâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
0 đ
810,000 đ
500,000 đ
1,205,000 đ
1,268,000 đ
280,000 đ
350,000 đ
400,000 đ
129,000 đ
600,000 đ
420,000 đ
200,000 đ
176,000 đ
220,000 đ
144,000 đ
180,000 đ
6,000,000 đ
190,000 đ
300,000 đ
95,000 đ
115,000 đ
Chúng tôi sẽ thông báo khi nhận xét của bạn được duyệt. Nhận xét của bạn giúp mọi người có trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
Vui lòng cung cấp email đăng nhập để lấy lại mật khẩu.
Tạo tài khoản để theo dõi đơn hàng, lưu danh sách sản phẩm yêu thích, nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Bạn đồng ý thực hiện mọi giao dịch mua bán theo điều kiện sử dụng và chính sách của Sen Bụt.
Bạn chưa có sản phẩm yêu thích nào.
Đăng nhập để nhận nhiều ưu đãi hơn.