Phật Giáo nhập môn

Phật Giáo nhập môn

0/5 (0 đánh giá)
60,000 đ 60,000 đ
Số lượng:
Tùy chọn giao hàng
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Thành phố Hà Nội
  • Tỉnh Hà Giang
  • Tỉnh Cao Bằng
  • Tỉnh Bắc Kạn
  • Tỉnh Tuyên Quang
  • Tỉnh Lào Cai
  • Tỉnh Điện Biên
  • Tỉnh Lai Châu
  • Tỉnh Sơn La
  • Tỉnh Yên Bái
  • Tỉnh Hoà Bình
  • Tỉnh Thái Nguyên
  • Tỉnh Lạng Sơn
  • Tỉnh Quảng Ninh
  • Tỉnh Bắc Giang
  • Tỉnh Phú Thọ
  • Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tỉnh Bắc Ninh
  • Tỉnh Hải Dương
  • Thành phố Hải Phòng
  • Tỉnh Hưng Yên
  • Tỉnh Thái Bình
  • Tỉnh Hà Nam
  • Tỉnh Nam Định
  • Tỉnh Ninh Bình
  • Tỉnh Thanh Hóa
  • Tỉnh Nghệ An
  • Tỉnh Hà Tĩnh
  • Tỉnh Quảng Bình
  • Tỉnh Quảng Trị
  • Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Thành phố Đà Nẵng
  • Tỉnh Quảng Nam
  • Tỉnh Quảng Ngãi
  • Tỉnh Bình Định
  • Tỉnh Phú Yên
  • Tỉnh Khánh Hòa
  • Tỉnh Ninh Thuận
  • Tỉnh Bình Thuận
  • Tỉnh Kon Tum
  • Tỉnh Gia Lai
  • Tỉnh Đắk Lắk
  • Tỉnh Đắk Nông
  • Tỉnh Lâm Đồng
  • Tỉnh Bình Phước
  • Tỉnh Tây Ninh
  • Tỉnh Bình Dương
  • Tỉnh Đồng Nai
  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tỉnh Long An
  • Tỉnh Tiền Giang
  • Tỉnh Bến Tre
  • Tỉnh Trà Vinh
  • Tỉnh Vĩnh Long
  • Tỉnh Đồng Tháp
  • Tỉnh An Giang
  • Tỉnh Kiên Giang
  • Thành phố Cần Thơ
  • Tỉnh Hậu Giang
  • Tỉnh Sóc Trăng
  • Tỉnh Bạc Liêu
  • Tỉnh Cà Mau
    Vận chuyển
    Thanh toán khi nhận hàng hoặc online
    MÔ TẢ SẢN PHẨM

    Product ID: 3148

    Phật Giáo nhập môn
    Fabrice Midal – Hoang Phong chuyển ngữ

    Thực tập thiền định
    Biến cải chính mình
    Mở rông con tim
    NXB Phương Đông  434 trang

    Mô tả
    PHẬT GIÁO NHẬP MÔN
    Fabrice Midal Hoang Phong chuyển ngữ

    Trích Lời tựa (của Tác Giả Fabrice Midal)

    Thế nhưng phải thú nhận rằng chưa bao giờ tôi dám nghĩ đến việc phải viết một quyển sách về “Phật Giáo Nhập Môn” sao cho thật giản dị để mọi người đều có thể hiểu được. Tôi rất lo ngại vì e rằng công việc đó sẽ làm cho Phật Giáo bị đơn giản hóa và biến thể đi chăng? Vị giám đốc nhà xuất bản là ông Michel Grancher đã nhi ều lần khuyên tôi không nên bó tay trước những thử thách ấy. Lời khích lệ của ông đã khiến tôi phải suy nghĩ nhiều.

    Thế rồi một giải pháp chợt đến với tôi. Trong những lúc hành thiền, hoặc ngồi cạnh một vị thầy hay chiêm ngưỡng một tác phẩm điêu khắc (một pho tượng Phật chẳng hạn) thì người ta cũng có th ể tiếp xúc được với Đức Phật một cách thật xác thực, xác thực hơn cả những lúc vùi đầu vào các pho sách lý thuyết, hoặc các tập luận giải hay các tư liệu lịch sử. Do đó tôi quyết định sẽ không trình bày Phật Giáo qua các khía cạnh bao quát, cũng không triển khai các khái niệm căn bản về giáo lý, kể cả các nét chính yếu về lịch sử phát triển của Phật Giáo.

    Nội dung của quyển sách này vì thế cũng sẽ không nhằm vào mục đích tóm lược một cách khái quát các khái niệm căn bản trong Phật Giáo, mà chỉ nhất thiết giải thích một số thắc mắc mà quý vị có thể có đối với tín ngưỡng này, dù đấy chỉ là những thắc mắc thật đơn giản. Tóm lại chủ đích của quyển sách là làm thế nào để Phật Giáo có thể tác động đến quý vị, vấn an và giúp đỡ quý vị, hầu giúp quý vị tìm thấy cho mình một chút cảm ứng thiêng liêng nào đó.

    Tóm lại là tôi không có ý đ ịnh đưa ra thêm một bản đúc kết về giáo lý Phật Giáo vì công việc này đã được quá nhiều tác giả khác thực hiện, mà đúng hơn là chỉ muốn giúp quý vị tìm thấy một chút hương vị ngọt ngào từ tín ngưỡng Phật Giáo. Đức Phật chính là sự thật trong từng giây phút của thực tại, là sự yên lặng sâu kín nơi con tim của chính quý vị, là một tình thương yêu tinh khiết nhất, một bầu không gian đang mở rộng… Đức Phật đang ngự tại nơi này, và đang hiện hữu trong lòng đôi bàn tay của chính chúng ta hôm nay.

    Tôi cố gắng trình bày khá đầy đủ các khuynh hướng chủ yếu của Phật Giáo trong toàn bộ quyển sách, thế nhưng cũng xin đặc biệt nhấn mạnh hơn đến Phật Giáo Tây Tạng và thiền học Zen. Riêng ở Á Châu, và nếu căn cứ trên con số tín đồ thì hai học phái này chỉ giữ một vai trò thứ yếu, thế nhưng đối với hầu hết người Tây Phương (theo Phật Giáo), mà trong số này có cả cá nhân tôi, thì tất cả chúng tôi lại đều đã nhờ vào hai học phái trên đây để biết đến Phật Giáo và để trở thành những người Phật Giáo.

    Các cố gắng trên đây của tôi chẳng qua cũng chỉ là một cách để giúp quý vị tránh bớt các khó khăn trên phương diện thuật ngữ, hầu giúp quý vị có thể cùng bước với tôi một cách dễ dàng hơn trên con đường thật tuyệt vời của Phật Giáo….

     

    Vài lời giới thiệu của người dịch

    Quyển sách “Phật Giáo Nhập Môn” của Fabrice Midal chỉ là một quyển sách nhỏ mang tính cách khá đại cương với chủ đích dành cho các độc giả của thế giới Tây Phương nơi mà Phật Giáo cũng chỉ mới đặt chân đến chưa đầy một thế kỷ nay. Thế nhưng chúng ta không đọc quyển sách này với mục đích tìm hiểu về một Phật Giáo “non trẻ” của một lục địa “xa lạ” mà đúng hơn là để nhìn lại về một tín ngưỡng Phật Giáo “lâu đời” đã bám rễ vào mảnh đất Á Châu “quen thuộc” của chúng ta đã từ ngàn năm.

    Hiện nay người Tây Phương tu tập Phật Giáo rập khuôn theo người Tây Tạng, người Nhật, người Thái Lan, người Tích Lan hay Miến Điện, thế nhưng khi đọc qua quyển sách này thì chúng ta cũng sẽ nhận thấy được ngay mối âu lo của họ là làm thế nào để có thể thiết lập được một Phật Giáo Tây Phương cho người Tây Phương. Thật thế tư tưởng Phật Giáo mang tính cách nhân loại và vượt lên trên mọi ranh giới do con người thiết lập, thế nhưng tinh thần Phật Giáo thì lại luôn tìm cách thích ứng với từng con người, trong mỗi địa phương và qua từng thời đại, hầu có thể giúp đỡ được tất cả mọi con người. Tác giả Fabrice Midal cũng như một số các nhà sư Tây Phương khác, kể cả một số nhà sư Tây Tạng đang quảng bá giáo lý của Đức Phật trong thế giới phương Tây, vẫn thường nêu lên mối quan tâm của họ về chủ trương trên đây. Một trong những vị tiêu biểu nhất cho khuynh hướng này là nhà sư Tây Tạng quá cố Chögyam Trungpa, và trường hợp của ông cũng đã được tác giả nêu lên trong Chương 10 của quyển sách.

    Trong khi các nhà sư Tây Phương và các nhà sư Tây Tạng hoằng Pháp trong thế giới Tây Phương luôn âu lo là phải làm thế nào để bảo tồn được sự tinh khiết và siêu việt trong giáo huấn của Đức Phật nhằm để quảng bá trong một thời đại tân tiến, thì chúng ta những người Á Châu nói chung lại chỉ đang tìm cách triển khai hoặc tạo thêm một số hình thức màu mè nhằm ” phục hồi”, hay đúng hơn là để “cứu vãn” một tín ngưỡng có sẵn từ lâu đời mà mình đang được thừa hưởng. Đấy là chưa nói đến một số người còn tìm cách lợi dụng ảnh hưởng của tín ngưỡng đó đã từng ăn sâu vào dòng lịch sử của quê hương mình như là một công cụ để lợi dụng hay một chiêu bài để mưu đồ nhằm nhắm đến một mục đích gì.

    Sinh năm 1967 trong một gia đình Do Thái Giáo, năm 20 tuổi Fabrice Midal may mắn gặp được một nhà sư Tây Tạng khác thường là Chögyam Trungpa (1939-1987). Ông Midal bèn cạo đầu đi tu theo Phật Giáo Tây Tạng từ khi còn là sinh viên, và sau đó thì đỗ tiến sĩ triết học tại đại học Sorbonne (Paris). Tuy thấm nhuần các tư tưởng phóng khoáng, cấp tiến và “phi-giáo-điều” của vị thầy Chögyam Trungpa, ông cũng đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các vị thầy Tây Tạng lừng danh khác mà ông đã được theo học, và đặc biệt nhất là đã được nhà thần kinh học nổi tiếng Francisco Varela (1946-2001) là một trong các đệ tử thân cận của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, truyền thụ thêm cho ông về phép thiền định.

    Người dịch cũng xin mạn phép được ghép thêm trong bản chuyển ngữ một vài lời ghi chú nhỏ nhằm để giải thích hay triển khai thêm vài điều mà tác giả đã nêu ra hầu giúp người đọc theo dõi nguyên bản rõ ràng hơn. Các lời ghi chú này được trình bày bằng chữ nghiêng và đặt trong hai dấu ngoặc.

    Bures-Sur-Yvette, 17.07.12

    Hoang Phong

     

    MỤC LỤC

    Chương 1: Người Phật tử ngày nay trong thế giới Tây Phương

    Chương 2: Thiền định là gì?

    Chương 3: Đạo Đức và Giới Luật Phật Giáo

    Chương 4: Tìm hiểu hình ảnh Đức Phật

    Chương 5: Giáo Huấn của Đức Phật

    Chương 6: Các học phái Phật Giáo

    Chương 7: Các khái Niệm chủ yếu trong Phật Giáo

    Chương 8: Ý nghĩa và vai trò của lễ bái

    Chương 9: Mười lời khuyên để giúp cho chúng ta biết sống và bước theo vết chân của Đức Phật

    Chương 10: Tại sao Phật Giáo lại trở thành một tôn giáo Á Châu và tại sao ngày nay lại đặt chân vào thế giới Tây Phương?


    Đánh giá
    0/5.0
    0 Đánh giá
    0
    0
    0
    0
    0
    Nhận xét về sản phẩm