Tượng Quan Âm Tống Tử

Tượng Quan Âm Tống Tử

Được bán bởi: Đồ Thờ Hiên Lượng
0/5 (0 đánh giá)
3,500,000 đ
Thương hiệu: Đồ Thờ Hiên Lượng
Màu sắc/loại:
Số lượng:
Tùy chọn giao hàng
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Thành phố Hà Nội
  • Tỉnh Hà Giang
  • Tỉnh Cao Bằng
  • Tỉnh Bắc Kạn
  • Tỉnh Tuyên Quang
  • Tỉnh Lào Cai
  • Tỉnh Điện Biên
  • Tỉnh Lai Châu
  • Tỉnh Sơn La
  • Tỉnh Yên Bái
  • Tỉnh Hoà Bình
  • Tỉnh Thái Nguyên
  • Tỉnh Lạng Sơn
  • Tỉnh Quảng Ninh
  • Tỉnh Bắc Giang
  • Tỉnh Phú Thọ
  • Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tỉnh Bắc Ninh
  • Tỉnh Hải Dương
  • Thành phố Hải Phòng
  • Tỉnh Hưng Yên
  • Tỉnh Thái Bình
  • Tỉnh Hà Nam
  • Tỉnh Nam Định
  • Tỉnh Ninh Bình
  • Tỉnh Thanh Hóa
  • Tỉnh Nghệ An
  • Tỉnh Hà Tĩnh
  • Tỉnh Quảng Bình
  • Tỉnh Quảng Trị
  • Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Thành phố Đà Nẵng
  • Tỉnh Quảng Nam
  • Tỉnh Quảng Ngãi
  • Tỉnh Bình Định
  • Tỉnh Phú Yên
  • Tỉnh Khánh Hòa
  • Tỉnh Ninh Thuận
  • Tỉnh Bình Thuận
  • Tỉnh Kon Tum
  • Tỉnh Gia Lai
  • Tỉnh Đắk Lắk
  • Tỉnh Đắk Nông
  • Tỉnh Lâm Đồng
  • Tỉnh Bình Phước
  • Tỉnh Tây Ninh
  • Tỉnh Bình Dương
  • Tỉnh Đồng Nai
  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tỉnh Long An
  • Tỉnh Tiền Giang
  • Tỉnh Bến Tre
  • Tỉnh Trà Vinh
  • Tỉnh Vĩnh Long
  • Tỉnh Đồng Tháp
  • Tỉnh An Giang
  • Tỉnh Kiên Giang
  • Thành phố Cần Thơ
  • Tỉnh Hậu Giang
  • Tỉnh Sóc Trăng
  • Tỉnh Bạc Liêu
  • Tỉnh Cà Mau
    Vận chuyển
    Thanh toán khi nhận hàng hoặc online
    MÔ TẢ SẢN PHẨM

    Tượng Phật Bà Ngồi Đài Sen Bồng Trẻ- Quan Âm Tống Tử

    Nặng 3.5kg
    Chuyên hàng cao cấp, chất lượng
    Chất Liệu: Đồng 100%
    Bảo Hành: Trọn Đời
    Tượng Quan Âm tống tử quan âm bế trẻ mang măn mắn cho người cầu tự con cái, là một sản phẩm điêu khắc, tạc lại hình tượng Quan Thế Âm. Các hình thức tượng rất đa dạng, phụ thuộc vào sự gia nhập của Phật giáo tại mỗi quốc gia và phụ thuộc cả vào các câu truyện dân gian, truyền thuyết của mỗi nước.

    Qua nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử xã hội cũng như của Phật giáo cũng đã để lại dấu vết ở các bức tượng, văn hóa vật thể. Tựu chung lại, tượng Quan Âm có thể coi là biểu tượng Phật giáo và là một tác phẩm mang đầy tính nghệ thuật, thể hiện trình độ khéo léo của nghệ nhân cũng như là sự gởi gắm tình cảm, niềm tin vào Phật giáo của người xưa. Xu hướng làm tượng Quan Âm hiện nay rất phát triển, không chỉ để phục vụ tín ngưỡng mà còn để trang trí nội thất, làm tặng phẩm lưu niệm. Tuy nhiên, mặc dù các tượng này cũng khá đẹp và tinh xảo, nhưng do không được trải qua nghi thức “hô thần nhập tượng” nên chúng chỉ có giá trị như đồ thủ công mỹ nghệ. Trong số các loại hình tượng Quan Âm thì tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay là một hình thức tượng hóa thân đặc sắc nhất.
    Quan Thế Âm nguyên thuỷ thường thị hiện là một vị Bồ tát dưới dạng nam tính, nhưng khi du nhập sang Trung Quốc rồi vào Việt Nam, ngài đã bị thay đổi giới và thành Phật Bà và được gọi là Phật Bà Quan Âm. Tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng tới hình thức tượng Quan Âm tại đây.

    Người xuất hiện mọi nơi, mọi lúc trong cõi Ta Bà, với 32 hóa thân vi diệu để thị hiện hóa độ chúng sinh. Trong đó, xin giới thiệu về sự tích hóa thân Tống Tử Quán Âm của Bồ tát, nhờ công ơn lớn lao của hóa thân Quán Âm Tống Tử Bồ tát, mà sự sống được sinh sôi trong bình yên và an lành, biết bao người phụ nữ được “mẹ tròn con vuông”.

    Bồ tát Quán Âm Tống Tử thị hiện trên đời để ban cho những người cầu xin con trai sẽ có được đứa con trai hiếu thảo, người cầu xin con gái sẽ có người con gái ngoan hiền. Không những thế, Bồ tát Quán Âm Tống Tử còn cảm hóa ma nữ bảo vệ sự an toàn cho những người phụ nữ trong khi sinh và sau khi sinh được mẹ tròn con vuông.
    Vì người ta hay nói, phụ nữ sinh con chỉ cách cái chết trong gang tấc, việc sinh con còn đau đớn khổ sở hơn cả việc chịu đựng cơn ngứa ghẻ và trận đòn ghen. Không ít những phụ nữ từ xưa đã không thể bảo toàn tính mạng sau khi sinh con, vì những ca đẻ khó.

    Có tích kể rằng những con quỷ Nguyệt Lý ra đời từ cái chết của những phụ nữ sau khi sinh, lũ quỷ Nguyệt Lý ngày đêm tìm những người phụ nữ đang sinh nở vất vả để bắt hồn người đó làm vật thế mạng cho chúng dưới âm phủ, để chúng có thể đầu thai lại. Biết bao gia đình đã tan nát, đau khổ. Hóa thân Quán Âm Tống Tử của Quán Thế Âm Bồ tát đã không đành lòng trước cảnh đó. Dù Người đã đã đích thân ra tay kéo các sản phụ từ quỷ môn quan trở về, nhưng có quá nhiều chúng sinh cần giúp đỡ mà Người lại không lo xuể.
    Có sự tích Quán Âm Tống Tử Bồ Tát mỗi đêm Ngài đứng ngoài quỷ môn quan, khi thấy ma nữ nào đi ra thì Ngài theo sau. Lúc đó Ngài sẽ hóa độ cho ma nữ tỉnh ngộ để khi quay trở về sẽ tuyên truyền cho những tên quỷ Nguyệt Lý khác nghe.
    Có câu, “đến sớm không bằng đến đúng lúc”. Đêm đó, Quán Âm Tống Tử Bồ tát đứng ngoài âm phủ, vừa đến nơi Người thấy một con quỷ Nguyệt Lý lén chạy ra. Ra khỏi quỷ môn quan, nó liền chạy ngay đến những nhà còn sáng đèn.

    Tìm hết ba nhà không có gì. Đến nhà thứ tư, nó nhìn vào thấy một phụ nữ đang mang thai đang chờ đến giờ sinh nở. Hình như lần đâu tiên cô sinh con, quỷ Nguyệt Lý liền nhân cơ hội này lẻn vào phòng định giết chết người phụ nữ. Nhưng không biết tại sao, khi hai tay vừa giơ lên, thì nó lại thu về ngay, tiếp đó thổi mấy luồng hơi lên mặt sản phụ. Rồi những tiếng khóc oa oa vang vọng, đứa trẻ đã ra đời. Khi đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ, quỷ Nguyệt Lý liền âm thầm trở về âm phủ. Quán Âm Bồ tát không hiểu tại sao, quyết định tìm hiểu cho ra lẽ.
    Tối hôm sau, Quán Âm Tống Tử Bồ tát lại đứng trước cổng âm phủ. Không lâu, quỷ Nguyệt Lý hôm qua lại xuát hiện. Nó tiến thẳng về thôn quê, thấy vài nhà có sản phụ đang sinh con vẫn không vào. Cuối cùng, nó dừng lại ngoài cửa sổ của nhà một sản phụ trung niên. Cái thai của sản phụ này bị nhau chặn ngang nên đã hai ngày hai đêm mà chưa ra. Quỷ Nguyệt Lý lẩm bẩm :” hôm nay cô ta có chết cũng không trách ta được”. Nói xong, nó vẫn đứng ngoài cửa sổ quan sát.

    Bà đỡ thấy sản phụ đã hai ngày mà không sinh được nên rất lo, liền dùng tay kéo. Nhưng cả buổi chỉ kéo ra được một ngón tay. Sắc mặt sản phụ trắng bệch, môi tím ngắt, máu ra quá nhiều. Bà đỡ đành nói “ xem ra khó giữ được cả hai mẹ con, mọi người hãy mau quyết định đi. Giờ nếu muốn giữ người mẹ thì lấy một cái móc, móc từng miếng của đứa bé ra. Còn nếu muốn giữ đứa bé thì phải mổ bụng sản phụ”.
    Mẹ chồng nghe xong, liền sợ đến điếng người “ giờ…giờ thì… làm cách nào đây?” rồi im lặng. “ Bà ơi, bà xem còn cách nào không? Người lớn và đứa bé ta đều muốn giữ” – bên ngoài cửa có tiếng van xin thảm thiết của người chồng. Bà đỡ nói “ không phải là tôi không muốn giúp, nhưng đây là ý trời, không còn cách nào cứu chữa”.
    Ngoài cửa lại vang lên những tiếng rên khóc thảm thiết.

    Sản phụ khi nghe tiếng khóc của chồng thì nói một cách dứt khoát : “Mau… mau mang dao đến… đứa con… là quan trọng… tôi không đau đâu… các người hãy…”.
    Quỷ Nguyệt Lý thấy vậy thì không kìm được nước mắt. Nó như đã quên mất việc đến đây là để tìm người thế mạng, xông thẳng vào phòng để cứu người. Nó đẩy lại ngón tay trẻ vừa được kéo ra vào trong bụng, sau đó nhẹ nhàng xoa lên bụng sản phụ. Không lâu sau, bà đỡ và mẹ chồng sản phụ đều thấy vùng bụng từ từ thẳng lại, đầu của thai nhi lộ ra. Hai người già vui mừng la lên “Bồ tát phù hộ! Bồ tát phù hộ”.
    Thai nhi tuy đã ra, nhưng sản phụ đã mất máu quá nhiều, cộng thêm việc gần hai ngày hai đêm không ăn uống nên người lịm dần. Bà đỡ thấy tình hình xấu đi, liền bảo người mang canh nhân sâm bổ khí đến cho sản phụ. Bà nói, nếu không sản phụ không có sức để sinh con tiếp, đứa bé sẽ bị chết.
    Nhân sâm vốn là thức ăn của những người giàu, người nghèo làm sao có thể có? Dù có cũng không đủ thời gian. Quỷ Nguyệt Lý thấy mọi người vô cùng bối rối, liền chạy đến thổi ba luồng hơi vào mũi sản phụ, luồng hơi thứ nhất, sản phụ mở mắt, luồng hơi thứ 2, sản phụ nắm chặt các ngón tay, tới luồng hơi thứ 3 thì đứa bé cát tiếng khóc chào đời.
    Mẹ chồng sau khi thấy con dâu sinh cho mình đứa cháu bụ bẫm, vui mừng đến rơi nước mắt. Bà dặn con trai đi chiên trứng cho con dâu tẩm bổ, còn bà lại vội pha hồng trà đưa cho bà mụ. Mọi người đang vui mừng nên quên mất việc cảm tạ “ Bồ tát cứu giúp”. Quỷ Nguyệt Lý thấy mọi việc thuận lợi, liền chạy về. Nhưng tiếng gà gáy đã báo hiệu nó không thể quay trở về nữa. Quỷ Nguyệt Lý trải qua cả đêm mệt mỏi, không còn tinh thần, nên chỉ biết ngồi quay về hướng tây bắc như đang đợi gì đó. Nó đang đói, muốn ăn chút thức ăn. Có thể nó đang nhớ lại câu nói khi còn sống, người ta vẫn thường nói “ phía đông bắc là hướng phát tài, phía tây bắc là nơi để cúng tế”, nên mới ngồi đợi như vậy.
    Quả nhiên gia đình này không quên ơn cứu mạng của vị “ Bồ tát” này. Trước lúc trời sáng, họ vội đốt ba nén nhang, hai xấp vàng mã, một chén nước đường và một bát mì. Quỷ Nguyệt Lý sau khi nhận được báo đáp liền vui vẻ ra đi. Nhưng đã trễ giờ về Quỷ môn quan, nên nó chỉ có thể làm một hồn ma phiêu bạt.
    Quán Âm Bồ tát đã đi theo nó trong suốt bảy ngày bảy đêm, phát hiện rằng mỗi lần nó đều có ý hại sản phụ, nhưng lần nào cuối cùng cũng lại cứu sản phụ. Vào một đêm, khi quỷ Nguyệt Lý lại lén nhìn một sản phụ ngoài cửa sổ, đột nhiên có người vỗ vai nó, nói “ ngươi hãy theo ta”. Nó quay đầu nhìn thì thấy Quán Âm Bồ tát, quá sợ hãi liền quỳ xuống thưa “ xin Quán Âm Bồ tát tha tội, tôi vốn không có ý hại người”. Quán Âm Bồ tát nói : “ Ác quỷ hành thiện, thế gian hiếm có. Ta đang có ý định hỏi ngươi tại sao lại làm thế?”
    Nghe được những lời này, quỷ Nguyệt Lý vừa khóc vừa nói “Con vốn họ Triệu tên Kình Tiêu, là người núi Nga Mi, trong lúc sinh con bị một con quỷ Nguyệt Lý khác bắt thế mạng xuống âm phủ. Sai dịch ở địa phủ thấy con chết oan uổng, lúc sống lại không làm việc gì xấu, nên cho phép con mỗi tối đi tìm người thế mạng.” Nhưng do quá hiền lành, nên khi thấy những sản phụ sắp chết định bắt họ làm người thế mạng, thì nó lại nghĩ đến tình cảnh khi trước của mình, không nỡ ra tay.
    Cứ thế, những sản phụ sắp bị hại lại được nó giúp đỡ sinh con một cách thuận lợi. Chín ngày đã qua đi, không những không có một sản phụ nào bị nó hại chết, mà giờ đây nó còn bị biến thành một hồn ma phiêu bạt. Kình Tiêu cảm thấy tuy bản thân không có làm việc gì xấu xa, nhưng vẫn thấy hổ thẹn trong lòng nên quyết từ nay sẽ không kiếm người thế mạng.
    Quán Âm Bồ tát liền đỡ nó dậy “Sau này con không nên làm việc này một mình, hãy tìm thêm vài người giống con cùng làm”. Quán Âm Bồ tát thấy nó ngẩn người ra bèn nói tiếp “Ta có tâm nguyện mời con giúp đỡ ta, trở thành Thôi Sinh Nương Nương chuyên giúp đỡ các sản phụ khi sinh, không biết ý con thế nào?”
    Triệu Kình Tiêu nhìn Quán Âm Bồ tát đầy nghi ngờ, sau đó rơi lệ, nhanh chóng đồng ý. Từ đó, Triệu Kình Tiêu trở thành Thôi Sinh nương nương. Đó là người phụ nữ hiền lành, cô không nhiều lời, không nhiều chuyện, mà chỉ biết chuyên tâm làm việc.
    Trong một đêm, cô cứu sống mấy chục sản phụ nhưng hiếm khi thấy cô nói. Khi gặp lại những con quỷ Nguyệt Lý khác đi tìm người thế mạng, cô cũng chỉ nói với họ “ta và người vốn như nhau, tại sao lại đi hại người, sao không làm việc thiện để tích đức”. Tiếp đó là mời họ cùng làm việc chung với cô.

    Không biết, do hành động của cô đã cảm động các quỷ Nguyệt Lý khác, hay do lời nói của cô rất đúng, mà sau một thời gian ngắn, người giúp đỡ cô ngày càng đông hơn. Họ giống như Kình Tiêu, chạy vào phòng sản phụ âm thầm giải nguy, vì thế số sản phụ sinh con tử vong ngày càng ít.

     


    Đánh giá
    0/5.0
    0 Đánh giá
    0
    0
    0
    0
    0
    Nhận xét về sản phẩm